Ăn dưa muối 'ngậm' vàng ô: Người tiêu dùng hại đơn, hại kép
Trong thời gian qua, liên tiếp các loại thực phẩm được phát hiện dùng chất cấm để tẩm ướp, trong đó có những loại thực phẩm dùng cả hóa chất được chứng minh gây ung thư ở nhóm cực kỳ nguy hiểm đó là chất vàng ô. Theo đó, sau những lùm xùm gà nhuộm vàng bằng vàng ô, mới đây là măng tươi được ngâm bằng chất này, đáng chú ý hơn là tại Đà Nẵng cơ quan chức năng chính thức công bố 7/7 mẫu dưa cải chua đều dùng chất độc gây ung thư này để làm vàng.
Sự việc này được chính Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đà Nẵng công bố cách đây 2 ngày. Trước đó, đơn vị này đã lấy mẫu dưa cải muối tại 3 chợ: Chợ đầu mối Hòa Cường, chợ Đống Đa, Chợ Hòa Khánh gửi Trung tâm phân tích thí nghiệm (Sở KH-CN TP. HCM) kiểm tra. Kết quả, 7/7 mẫu dưa muối được phát hiện tẩm chất cấm vàng ô.
Trước thông tin trên, rất nhiều người tiêu dùng hoang mang, lo lắng vì dưa muối là món ăn được nhiều người sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là việc ăn dưa muối trực tiếp.
Ngoài chất độc từ vàng ô, dưa muối nếu được ướp trong thùng sơn hoặc thùng sản xuất từ nhựa tái chế sẽ gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Nhiều chuyên gia cảnh báo, người dân không nên ăn món dưa muối khi mua ngoài chợ, đặc biệt là việc ăn sống trực tiếp. Bởi, trong trường hợp dưa muối bị ướp bằng chất vàng ô, các chất độc hại sẽ đi trực tiếp vào cơ thể và sẽ gây độc nhanh hơn.
Theo Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế của WHO (IARC), đây là chất đứng hàng thứ 5 trong 116 chất gây ung thư hàng đầu trên thế giới. Nếu tiếp xúc với chất vàng ô, người tiêu dùng có thể gặp những triệu chứng như nôn, tiêu chảy, tổn thương gan và thận. Vùng da tiếp xúc trực tiếp có thể bị sưng phồng, rộp, đau hay tấy đỏ... Nếu hít phải chất này có thể gây khó thở.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia về lĩnh vực Công nghệ thực phẩm, vàng ô là hóa chất được dùng để nhuộm màu vải và làm vôi ve quét tường trong xây dựng.
Đây là chất độc cho cơ thể người, không được sử dụng trong thực phẩm, ngay cả trong chăn nuôi chất này cũng bị cấm sử dụng vì có hại cho sức khỏe của con người khi ăn các loại thực phẩm có tồn dư chất này.
Ngoài những chất độc hại từ chất vàng ô, các chuyên gia còn cho rằng, bản thân dưa muối cũng mang theo những chất gây hại cho cơ thể, đặc biệt là những người kinh doanh muối dưa trong những dụng cụ như thùng sơn và những hộp nhựa tái chế.
Theo PGS Thịnh, thùng sơn là polime đã kết dẻo do đã được tổng hợp lại nên nó không độc vì không hòa tan. Nhưng trước khi thành polime nó là những đơn chất, được gọi là monome. "Trong quá trình làm vẫn còn một số monome tồn tại, phân tử này hòa tan được vào nước dưa. Khi vào cơ thể, nó sẽ hòa tan trong máu, hòa tan vào tế bào và gây hại đối với cơ thể", PGS Thịnh cảnh báo.
Theo chuyên gia này, việc sử dụng nhựa trong công nghiệp và thực phẩm đã được quy định rất rõ ràng, nên việc người dân sử dụng thùng sơn để muối dưa là tuyệt đối không nên.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, đối với thực phẩm là dưa muối cà muối, khi mua loại đồ ăn này ngoài chợ, tuyệt đối không mua dưa, cà muối trong các thùng sơn, đặc biệt là những loại dưa muối có màu vàng ruộm, bắt mắt.
Cuối cùng, các chuyên gia khuyến nghị, tốt nhất người dân nên tự làm dưa muối trong các dụng cụ được phép dùng trong thực phẩm để đảm bảo an toàn, đồng thời cũng không nên sử dụng nhiều món ăn này vì đây là loại thực phẩm được lên men sống, không tốt cho sức khỏe. xem thêm>>>
-----------
Mẹo đơn giản phân biệt 'thịt lợn đội lốt bò'
Gần đây, người tiêu dùng vô cùng hoang mang khi truyền thông liên tục đưa tin về việc thịt bò giả, xúc xích bò giả... được hô biến bằng cách tẩm hóa chất, tạo màu hay được chế biến từ thịt lợn sề, thịt trâu bằng 'công nghệ' luyện thịt hết sức tinh vi mà cơ quan chức năng cũng không thể phát hiện bằng mắt.
Ngoài ra, thịt bò giả còn được biến hóa bằng thủ thuật “pha thịt” sau khi giết mổ trâu, hoặc thịt lợn sề sẽ chọn những tảng thịt lớn, lọc không được sót tí mỡ nào, đặc biệt là thịt trâu phải lóc hết những thớ gân trắng.
Việc 'treo đầu bò bán thịt lợn' đã được các tiểu thương áp dụng lâu, vì lợi nhuận trong kinh doanh mà họ coi thường sức khỏe con người. Vậy các bà nội trợ làm thế nào để nhận biết thịt thật, thịt giả để bảo vệ sức khỏe cho gia đình? Dưới đây là một vài mẹo đơn giản để phân biệt.
1. Màu sắc, hình dạng
Thịt bò thật màu đỏ au, tươi hồng, thớ thịt nhỏ, dài, mỡ vàng và khi rửa màu không bị trôi đi như thịt giả. Thịt lợn giả bò sẽ có thớ thịt to và ngắn hơn, không mịn, phần mỡ màu trắng đục, khi rửa màu sẽ bị trôi đi. Thịt trâu giả bò có màu đen sậm, thớ thịt to, mỡ trắng.
Khi miết tay vào miếng thịt, thì miếng thịt bò giả sẽ để lại không ít phẩm màu ở tay và phần thịt bò trên miếng thịt giả bị miết sẽ bị nhợt nhạt đi do bị mất màu. Hoặc cắt thịt nhỏ ra, ta thấy sự khác biệt về màu sắc bên trong và bên ngoài miếng thịt.
2. Độ cứng mềm
Nếu là thịt bò thật, khi được thái mỏng sẽ có cảm giác như dính lấy lưỡi dao của người thái, tính đàn hồi ít. Còn thịt lợn hay thịt trâu giả bò thì độ dính sẽ ít hơn rất nhiều hầu như không có cảm giác dính vào tay, miếng thịt thường bị bở và cứng.
Thịt bò thật sẽ dẻo hơn, cảm giác như dính vào tay
3. Mùi vị
Thịt lợn hay trâu giả bò còn có mùi tanh rất khó chịu. Thịt bò thật giàu dinh dưỡng, có mùi hôi của bò rất đặc trưng.
4. Chế biến
Nếu là thịt bò thật, sau khi chế biến, thịt vẫn giữ nguyên màu sắc hồng sậm, ngọt đặc trưng vì thịt bò có nhiều dưỡng chất. Còn thịt giả sau khi nấu sẽ nhợt nhạt đi, thịt dần chuyển sang màu trắng hoặc hồng lợt, ăn không còn thấy dai và không thấy mùi bò.
Để chọn được thịt bò ngon, người tiêu dùng nên chọn địa điểm bán thịt bò có uy tín Cần tìm những miếng thịt lớn, có màu đỏ đặc trưng, sờ vào có độ đàn hồi, bề mặt thịt khô, mịn. Không chọn những miếng thịt nhỏ, màu nhạt, ẩm ướt, chạm tay thấy dính màu.
Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, thịt bò giả thực chất là hình thức gian lận thương mại. Những nguyên liệu làm giả thịt bò như thịt lợn sề, thịt trâu chết bằng cách tẩm hóa chất, tạo màu… ảnh hưởng không ít đến sức khỏe con người. Đặc biệt, thiệt hại về tiền bạc là điều dễ nhận ra nhất.
Ông Thịnh khuyến cáo người tiêu dùng cẩn trọng trong việc chọn mua thịt bò để tránh loại làm giả. Để chọn được miếng thịt bò tươi, ngon, thì một là quan sát, hai là sờ tận tay.
xem thêm>>>
Trong thời gian qua, liên tiếp các loại thực phẩm được phát hiện dùng chất cấm để tẩm ướp, trong đó có những loại thực phẩm dùng cả hóa chất được chứng minh gây ung thư ở nhóm cực kỳ nguy hiểm đó là chất vàng ô. Theo đó, sau những lùm xùm gà nhuộm vàng bằng vàng ô, mới đây là măng tươi được ngâm bằng chất này, đáng chú ý hơn là tại Đà Nẵng cơ quan chức năng chính thức công bố 7/7 mẫu dưa cải chua đều dùng chất độc gây ung thư này để làm vàng.
Sự việc này được chính Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đà Nẵng công bố cách đây 2 ngày. Trước đó, đơn vị này đã lấy mẫu dưa cải muối tại 3 chợ: Chợ đầu mối Hòa Cường, chợ Đống Đa, Chợ Hòa Khánh gửi Trung tâm phân tích thí nghiệm (Sở KH-CN TP. HCM) kiểm tra. Kết quả, 7/7 mẫu dưa muối được phát hiện tẩm chất cấm vàng ô.
Trước thông tin trên, rất nhiều người tiêu dùng hoang mang, lo lắng vì dưa muối là món ăn được nhiều người sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là việc ăn dưa muối trực tiếp.
Ngoài chất độc từ vàng ô, dưa muối nếu được ướp trong thùng sơn hoặc thùng sản xuất từ nhựa tái chế sẽ gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Nhiều chuyên gia cảnh báo, người dân không nên ăn món dưa muối khi mua ngoài chợ, đặc biệt là việc ăn sống trực tiếp. Bởi, trong trường hợp dưa muối bị ướp bằng chất vàng ô, các chất độc hại sẽ đi trực tiếp vào cơ thể và sẽ gây độc nhanh hơn.
Theo Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế của WHO (IARC), đây là chất đứng hàng thứ 5 trong 116 chất gây ung thư hàng đầu trên thế giới. Nếu tiếp xúc với chất vàng ô, người tiêu dùng có thể gặp những triệu chứng như nôn, tiêu chảy, tổn thương gan và thận. Vùng da tiếp xúc trực tiếp có thể bị sưng phồng, rộp, đau hay tấy đỏ... Nếu hít phải chất này có thể gây khó thở.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia về lĩnh vực Công nghệ thực phẩm, vàng ô là hóa chất được dùng để nhuộm màu vải và làm vôi ve quét tường trong xây dựng.
Đây là chất độc cho cơ thể người, không được sử dụng trong thực phẩm, ngay cả trong chăn nuôi chất này cũng bị cấm sử dụng vì có hại cho sức khỏe của con người khi ăn các loại thực phẩm có tồn dư chất này.
Ngoài những chất độc hại từ chất vàng ô, các chuyên gia còn cho rằng, bản thân dưa muối cũng mang theo những chất gây hại cho cơ thể, đặc biệt là những người kinh doanh muối dưa trong những dụng cụ như thùng sơn và những hộp nhựa tái chế.
Theo PGS Thịnh, thùng sơn là polime đã kết dẻo do đã được tổng hợp lại nên nó không độc vì không hòa tan. Nhưng trước khi thành polime nó là những đơn chất, được gọi là monome. "Trong quá trình làm vẫn còn một số monome tồn tại, phân tử này hòa tan được vào nước dưa. Khi vào cơ thể, nó sẽ hòa tan trong máu, hòa tan vào tế bào và gây hại đối với cơ thể", PGS Thịnh cảnh báo.
Theo chuyên gia này, việc sử dụng nhựa trong công nghiệp và thực phẩm đã được quy định rất rõ ràng, nên việc người dân sử dụng thùng sơn để muối dưa là tuyệt đối không nên.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, đối với thực phẩm là dưa muối cà muối, khi mua loại đồ ăn này ngoài chợ, tuyệt đối không mua dưa, cà muối trong các thùng sơn, đặc biệt là những loại dưa muối có màu vàng ruộm, bắt mắt.
Cuối cùng, các chuyên gia khuyến nghị, tốt nhất người dân nên tự làm dưa muối trong các dụng cụ được phép dùng trong thực phẩm để đảm bảo an toàn, đồng thời cũng không nên sử dụng nhiều món ăn này vì đây là loại thực phẩm được lên men sống, không tốt cho sức khỏe. xem thêm>>>
-----------
Mẹo đơn giản phân biệt 'thịt lợn đội lốt bò'
Gần đây, người tiêu dùng vô cùng hoang mang khi truyền thông liên tục đưa tin về việc thịt bò giả, xúc xích bò giả... được hô biến bằng cách tẩm hóa chất, tạo màu hay được chế biến từ thịt lợn sề, thịt trâu bằng 'công nghệ' luyện thịt hết sức tinh vi mà cơ quan chức năng cũng không thể phát hiện bằng mắt.
Ngoài ra, thịt bò giả còn được biến hóa bằng thủ thuật “pha thịt” sau khi giết mổ trâu, hoặc thịt lợn sề sẽ chọn những tảng thịt lớn, lọc không được sót tí mỡ nào, đặc biệt là thịt trâu phải lóc hết những thớ gân trắng.
Việc 'treo đầu bò bán thịt lợn' đã được các tiểu thương áp dụng lâu, vì lợi nhuận trong kinh doanh mà họ coi thường sức khỏe con người. Vậy các bà nội trợ làm thế nào để nhận biết thịt thật, thịt giả để bảo vệ sức khỏe cho gia đình? Dưới đây là một vài mẹo đơn giản để phân biệt.
1. Màu sắc, hình dạng
Thịt bò thật màu đỏ au, tươi hồng, thớ thịt nhỏ, dài, mỡ vàng và khi rửa màu không bị trôi đi như thịt giả. Thịt lợn giả bò sẽ có thớ thịt to và ngắn hơn, không mịn, phần mỡ màu trắng đục, khi rửa màu sẽ bị trôi đi. Thịt trâu giả bò có màu đen sậm, thớ thịt to, mỡ trắng.
Khi miết tay vào miếng thịt, thì miếng thịt bò giả sẽ để lại không ít phẩm màu ở tay và phần thịt bò trên miếng thịt giả bị miết sẽ bị nhợt nhạt đi do bị mất màu. Hoặc cắt thịt nhỏ ra, ta thấy sự khác biệt về màu sắc bên trong và bên ngoài miếng thịt.
2. Độ cứng mềm
Nếu là thịt bò thật, khi được thái mỏng sẽ có cảm giác như dính lấy lưỡi dao của người thái, tính đàn hồi ít. Còn thịt lợn hay thịt trâu giả bò thì độ dính sẽ ít hơn rất nhiều hầu như không có cảm giác dính vào tay, miếng thịt thường bị bở và cứng.
Thịt bò thật sẽ dẻo hơn, cảm giác như dính vào tay
3. Mùi vị
Thịt lợn hay trâu giả bò còn có mùi tanh rất khó chịu. Thịt bò thật giàu dinh dưỡng, có mùi hôi của bò rất đặc trưng.
4. Chế biến
Nếu là thịt bò thật, sau khi chế biến, thịt vẫn giữ nguyên màu sắc hồng sậm, ngọt đặc trưng vì thịt bò có nhiều dưỡng chất. Còn thịt giả sau khi nấu sẽ nhợt nhạt đi, thịt dần chuyển sang màu trắng hoặc hồng lợt, ăn không còn thấy dai và không thấy mùi bò.
Để chọn được thịt bò ngon, người tiêu dùng nên chọn địa điểm bán thịt bò có uy tín Cần tìm những miếng thịt lớn, có màu đỏ đặc trưng, sờ vào có độ đàn hồi, bề mặt thịt khô, mịn. Không chọn những miếng thịt nhỏ, màu nhạt, ẩm ướt, chạm tay thấy dính màu.
Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, thịt bò giả thực chất là hình thức gian lận thương mại. Những nguyên liệu làm giả thịt bò như thịt lợn sề, thịt trâu chết bằng cách tẩm hóa chất, tạo màu… ảnh hưởng không ít đến sức khỏe con người. Đặc biệt, thiệt hại về tiền bạc là điều dễ nhận ra nhất.
Ông Thịnh khuyến cáo người tiêu dùng cẩn trọng trong việc chọn mua thịt bò để tránh loại làm giả. Để chọn được miếng thịt bò tươi, ngon, thì một là quan sát, hai là sờ tận tay.
xem thêm>>>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét