Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Trị ngứa ở cơ quan sinh dục -Rất nhiều chị em gặp phải sau sinh


Trị ngứa ở cơ quan sinh dục với vỏ quả lựu
Theo tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả sách Bài thuốc hay từ cây thuốc quý cho biết lựu (hay thạch lựu) tên khoa học là Punica granatum L., thuộc họ lựu Punicaceae.

Cây lựu nhỏ, cao tới 6 m, thân thường sần sùi, màu xám. Rễ trụ khỏe, hóa gỗ, dạng con thoi, màu nâu đỏ ở ngoài, vàng nhạt bên trong. Lá đơn, nguyên, mọc đối, bóng loáng. Hoa mọc đơn độc hoặc tụ họp thành cụm từ 3 đến 4 chiếc ở ngọn cành. Hoa có từ 5 đến 6 lá dài hợp ở gốc, từ 5 đến 6 cánh hoa màu đỏ chói, rất nhiều nhị và bầu nhiều ô chứa các noãn xếp chồng lên nhau. Quả mọng, tròn, vỏ dày, phía trên có đài tồn tại, vách ngang chia thành 2 tầng, các tầng lại chia ra các ô chứa nhiều hạt tròn có vỏ hạt mọng.

Lựu có nguồn gốc Tây Á, được trồng nhiều ở Bắc Phi, nay phổ biến ở khắp nơi. Cây này được trồng nhiều nơi ở Việt Nam. Người ta nhân giống bằng hạt hoặc cành chiết. Lựu ra ra hoa vào tháng 5 đến tháng 6, có quả tháng 7 đến tháng 8.

Đông y dùng vỏ quả làm thuốc, thường gọi là thạch lựu bì. Người ra thu hái vào mùa thu, phơi khô. Vị thuốc này chua, chát, tính ấm, độc ít, tác dụng thu liễm, chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng, kháng AIDS, kháng u, bướu. Vỏ lựu thường dùng trị tiêu chảy và lỵ ra huyết, đái ra máu, băng huyết, bạch đới, thoát giang, đau bụng giun. Liều dùng từ 10 đến 15 g.

Phân tích dược lý cho thấy thạch lựu bì chứa punicalin, punicalagin, acid ursolic, isorquercitrin, axit malic, granatin B. Nhiều nghiên cứu chứng minh, punicalin và punicalagin chống lạisự tăng sinh trong tế bào H9 của virus HIV và ức chế hoạt tính sao chép ngược (phục chế) của nó. Axit ursolic ức rất mạnh đối với hoạt tính men protein tuýp 1 của virus HIV, ngoài ra còn có khả năng kháng ung thư. Thử nghiệm ngoài cơ thể ghi nhận thạch lựu bì có tác dụng chống lại sự sản sinh của virus HSV-2.

Các loại thuốc chiết xuất từ thạch lựu bì có tác dụng với niêm mạc âm đạo. Thuốc sắc có hiệu quả trong việc xua đuổi vi trùng, giúp co các vết sẹo trên cơ thịt do ký sinh trùng gây ra. Thạch lựu bì còn có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn gây mủ xanh, trực khuẩn kết hạch, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ và các loại nấm gây bệnh trên da.

Tiến sĩ Võ Văn Chi giới thiệu một số bài thuốc từ vỏ quả lựu như sau:

Bệnh AIDS, kiết lỵ do thấp nhiệt, nhiệt độc ứ bên trong

Dùng thạch lựu bì 20 g, bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, hoàng cầm, hoàng liên đều 10 g, hoạt thạch, phục linh, kim ngân, bồ công anh đều 15 g. Tất cả đem sắc uống.

Bệnh AIDS, cơ quan sinh dục nổi những mẩn đỏ và mụn nước gây ngứa

Thạch lựu bì và nhân trần, mỗi vị 10 g, ý dĩ nhân, bạch hoa xà thiệt thảo đều 30 g, bản lam căn, bồ công anh, bại tương thảo đều 15 g. Tất cả đem sắc uống. Đồng thời lấy thạch lựu bì 60 g, hoàng bá, cúc hoa vàng, rau sam đều 30 g, nấu lấy nước đặc để ngâm trong 15 phút. Mỗi ngày 2 lần. xem thêm>>>

----------


Xổ bụng - điều không mong muốn nhưng rất nhiều chị em gặp phải sau sinh

Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ giải quyết những vấn đề này.

Thế nào là xổ bụng?

Tích tụ mỡ gây nên hiện tượng béo bụng, nhưng còn một nguyên nhân vô cùng quan trọng khác là do 2 cơ ở bụng bị tách ra làm đôi. Tiếng Anh gọi hiện tượng này là Diastatic Recti hay Ab Muscle Seperation. Bình thường cơ bụng trái và cơ bụng phải được giữ với nhau bởi các mô, làm nhiệm vụ giữ nội tạng nằm yên trong bụng. Khi cơ bụng 2 phía bị tách xa nhau thì coi như nội tạng cũng đang bị tung ra tứ phía, gọi là hiện tượng xổ bụng.

Ai dễ bị xổ bụng?

Phụ nữ sau sinh không phải ai cũng bị xổ bụng. Nó xảy ra ngay cả với trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non. Bạn có thể rơi vào hiện tượng này lần nữa nếu:

- Béo bụng.

- Tập tạ không đúng cách.

- Thực hiện các bài tập cơ bụng quá sức và không phù hợp.

- Phụ nữ đang mang thai.

Vì sao xổ bụng phổ biến ở giai đoạn mang thai?

Cơ bụng của mỗi phụ nữ sẽ mở rộng và kéo dài trong suốt thời gian mang thai. Nhiều nghiên cứu cho thấy 90% phụ nữ mang thai không tránh khỏi hiện tượng này. Tuy nhiên, sự kéo căng cơ bụng khi mang thai là điều hết sức bình thường. Hiện tượng xổ bụng chỉ xảy ra nếu cơ bụng không thể đóng lại được sau khi sinh 6-8 tuần. Không phải mẹ nào cũng bị xổ bụng sau khi sinh.

Nếu sau 6-8 tuần mà hiện tượng này không biến mất thì bạn cần có những biện pháp cụ thể để làm biến mất “cái túi” treo trước bụng bạn.

Nguy cơ xổ bụng trong thai kỳ

Xổ bụng thường phát triển mạnh vào tháng 2 – 3 của thai kỳ. Các yếu tố làm tăng nguy cơ xổ bụng thường là:

- Tăng cân quá nhiều khi mang thai.

- Mẹ trên 35 tuổi.

- Mang đa thai.

- Mang thai liên tiếp trong vòng 1 năm.

- Đau xương chậu.

Để cơ bụng phải và trái cách nhau 2,5 cm thì sức khỏe của bạn có thể bị ảnh hưởng. Sự liên hệ chặt chẽ giữa cơ này với cơ xương cơ chậu có thể gây đau lưng, táo bón… Vì thế, việc bạn đang cố gắng nhịn ăn hay tập luyện sai cách đều không thể giải quyết được vấn đề.

Làm thế nào để phòng tránh xổ bụng trong thai kỳ?


Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được hiện tượng này, và hãy nhớ, phòng tránh bao giờ cũng tốt hơn, dễ dàng hơn là việc chữa trị “sự đã rồi”.

1. Tập thể dục

Việc tập thể dục đúng cách giúp chị em phòng tránh được hiện tượng xổ bụng sau sinh. Một nghiên cứu trên Tạp chí Sức khỏe Phụ nữ cho thấy, 90% phụ nữ không tập thể dục sẽ bị xổ bụng.

2. Tránh tăng cân quá nhiều trong thai kỳ

Mỗi thai kỳ chỉ cần tăng 10 – 15 kg là mức ổn định, phòng tránh xổ bụng không thuốc chữa cho chị em.

3. Kiểm tra khung xương chậu thường xuyên

Điều này vô cùng quan trọng, giúp bạn điều chỉnh nhanh khi khung xương chậu có vấn đề. Nếu bạn bị đau xương chậu mà phải mang vác nặng thì sẽ đẩy tử cung chống vào thành bụng, gây xổ bụng.

4. Tránh các bài tập làm xổ bụng thêm trầm trọng

Những bài tập này có thể gây xổ bụng ngay tháng đầu tiên của thai kỳ và ngay lập tức sau khi sinh. Các bài tập đứng lên ngồi xuống, gập bụng nâng cả chân và vai, vặn mình, nâng hai chân lên và các động tác yoga không làm tình trạng tốt hơn mà còn trở nên tồi tệ hơn.

5. Tập bụng ngang

Bài tập này cần được tập nhiều vào suốt thai kỳ. Bạn cần nằm co chân, sau đó nâng vai lên và ấn ngón tay vào giữa bụng ở phần trên rốn.

Làm sao biết mình đã bị xổ bụng hay chưa?

Bạn hãy nằm co chân và nâng vai, lấy ngón tay ấn vào giữa bụng phần trên rốn. Nếu có khoảng cách giữa hai cơ thì có nghĩa là bạn đã bị xổ bụng, khoảng cách có thể là 1, 2 ngón tay nhưng cũng có thể là cả nắm đấm tay, càng rộng thì xổ bụng càng nghiêm trọng.

Liệu có thể khắc phục được hoàn toàn xổ bụng sau sinh?

Nếu khoảng cách quá rộng thì bạn có thể tiến hành bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, người bị ít thì sau một thời gian sẽ tự liền được. Thực tế là phụ nữ ở bất cứ lứa tuổi nào, sinh con bao nhiêu lần đều có thể lành lại được. Khoảng cách giữa 2 cơ này dưới 2 ngón tay thì có nghĩa là nó đang dẫn đến lại. Điều này phụ thuộc vào chế độ ăn uống và tập luyện của bạn có đúng cách không. Còn nếu đã có chế độ hợp lý mà tình hình không cải thiện thì bạn cần đến gặp bác sĩ trị liệu ngay. xem thêm>>>

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét