Gan nhiễm mỡ: bệnh nặng vì quan niệm sai lầm
Cầm kết quả chẩn đoán bị xơ gan, ông V.N.T. (ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) thắc mắc với bác sĩ (BS): “Tôi không hút thuốc, uống rượu, ăn uống lành mạnh thì vì sao tôi bị xơ gan?”. Khi được BS cho biết, nguyên nhân là do bị gan nhiễm mỡ kéo dài nhiều năm nhưng không phát hiện, ông T. tiếp tục thắc mắc: “Vóc dáng tôi mảnh mai, thường xuyên luyện tập thể dục… tại sao bị gan nhiễm mỡ?”. Để chắc chắn, ông T. xin chụp CT, sinh thiết gan nhiều nơi nhưng kết quả vẫn bị xơ gan.
ThS-BS Lê Thị Tuyết Phượng - Trưởng khoa Nội tiêu hóa, BV Nhân Dân 115 cho biết, khoảng 1/4 trường hợp gan nhiễm mỡ có nguy cơ tiến triển thành viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan. Tuy nhiên, có một thực trạng, bệnh nhân còn thiếu kiến thức về căn bệnh này cũng như có nhiều quan niệm sai lầm về nguyên nhân gây bệnh.

Ảnh mang tính minh họa: Internet
Mập mới bị gan nhiễm mỡ?
Bệnh nhân thường quan niệm gan nhiễm mỡ chỉ xuất hiện ở những người béo phì, ăn nhiều chất béo. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp gan nhiễm mỡ gặp ở những người không ăn hoặc ăn rất ít mỡ, thậm chí gầy ốm, ăn chay trường như các nhà sư vẫn bị gan nhiễm mỡ. Điều này được giải thích là do gan đóng vai trò trong việc tích trữ và chuyển hóa chất béo. Khi năng lượng dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ và tích tụ nhiều trong gan, dẫn đến gan nhiễm mỡ. Một số trường hợp do rối loạn chuyển hóa mỡ tại gan hoặc do giảm sự vận chuyển mỡ từ gan đến các cơ quan cũng dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Ở người gầy ốm, chế độ ăn kiêng khem, không đủ năng lượng để chuyển hóa, thiếu các vi chất cần thiết, sự chuyển hóa mỡ không hiệu quả, buộc gan phải huy độ ng mỡ từ nơi khác để thay thế. Nhưng gan không thể biến đổi tất cả lượng a-xí t béo này thành năng lượng nên số còn thừa sẽ bị tích trữ lại trong gan, cũng dẫn đến gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, chế độ ăn thiếu protein trong thời gian dài cũng làm mỡ trong máu không thể chuyển hóa và sinh ra gan nhiễm mỡ.
Đặc biệt, bệnh không chỉ “kết” người lớn mà trẻ bị béo phì, ăn uống không điều độ, dinh dưỡng kém vẫn bị gan nhiễm mỡ.
Tăng cường giải độc, hạ cholestrol sẽ trị được gan nhiễm mỡ?
Khi nghe mình bị gan nhiễm mỡ, đa số bệnh nhân đều nghĩ lá gan đang có vấn đề nên tăng cường uống các loại thuốc, thảo dược bổ gan, giải độc gan… ThS-BS Lê Thị Tuyết Phượng, khẳng định: hiện không có loại thuốc nào có khả năng giải độc cho gan, thực phẩm chức năng lại càng không thể. Bệnh không giảm mà ngược lại có thể nặng thêm vì dù uống loại thuốc nào cũng phải chuyển hóa qua gan. Gan đang bệnh mà bắt làm việc quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho gan.
Một số loại thuốc giảm mỡ trong gan được quảng cáo trên thị trường, hiệu quả chưa rõ, đôi khi có thể có các tác dụng không mong muốn nên bệnh nhân phải tham khảo ý kiến BS trước khi sử dụng. Tuyệt đối không nên tự ý dùng các loại thuốc hạ cholesterol, vì không phải nguyên nhân gan nhiễm mỡ nào cũng do tăng cholesterol. Dùng không đúng chỉ định còn có nguy cơ tăng men gan.
Trị bệnh bằng hoa, trái?
Hiện nhiều người đang áp dụng trị gan nhiễm mỡ bằng các loại rau, củ, quả, thậm chí chỉ ăn hoặc uống các loại nước ép thay cơm. Trong đó, được sử dụng nhiều nhất là atisô.
ThS-BS Lê Thị Tuyết Phượng cho biết: bệnh gan nhiễm mỡ thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn lipid máu, rối loạn chuyển hóa... Cách điều trị hiệu quả nhất là phải can thiệp từ giai đoạn sớm các nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ, thay đổi lối sống; người béo phì phải thực hiện chế độ giảm cân hợp lý bằng cách luyện tập thể dục thể thao, trong khẩu phần ăn tăng cường nhiều loại rau xanh. Tuy nhiên lưu ý đừng giảm cân quá nhanh vì sẽ làm nặng thêm tình trạng gan nhiễm mỡ.
Các nguyên tắc điều trị gan nhiễm mỡ:
- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, hạn chế chất béo động vật, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Nghỉ ngơi, hạn chế lao động quá nặng nhọc, tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài.
- Không uống rượu, nếu lỡ nghiện phải cai.
- Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc, hóa chất ảnh hưởng đến gan, đặc biệt là thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc ngủ... Khi sử dụng phải có sự hướng dẫn của BS.
Hiện nay có một vài loại thực vật có thể được sử dụng hỗ trợ trong điều trị gan nhiễm mỡ như: diệp hạ châu (cây chó đẻ răng cưa), quả cây ngũ vị tử, cây kế sữa, atisô... Tuy nhiên, khi sử dụng cần có sự tư vấn của BS để tránh trường hợp lạm dụng quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. source>
-----
Sảy thai – 10 điều mẹ phải biết
1. Sảy thai phổ biến như thế nào?
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ các ca mang bầu kết thúc bằng sảy thai chiếm khoảng 10-15%. Hầu hết các trường hợp này xảy ra trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguy cơ sảy thai diễn ra đều trong suốt 3 tháng đầu, từ 9,4% trong 6 tuần đầu tiên và 0,7% trong 10 tuần đầu thai kỳ.
2. Nếu đã từng sảy thai, nguy cơ những lần tiếp theo có cao không?
Nếu bạn đã từng bị sảy thai trước đó thì nguy cơ cho lần sảy thai tiếp theo chiếm đến 25% - cao hơn so với những người chưa từng bị sảy thai trước đó. Và con số này còn tăng lên 40% nếu mẹ đã từng có 3 lần bị sảy thai liên tiếp.

Nếu bạn đã từng bị sảy thai trước đó thì nguy cơ cho lần sảy thai tiếp theo chiếm đến 25% - cao hơn so với những người chưa từng bị sảy thai trước đó. (ảnh minh họa)
3. Tuổi tác có ảnh hưởng đến nguy cơ sảy thai?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mẹ càng lớn tuổi thì nguy cơ sảy thai càng cao hơn. Thực tế thì phụ nữ dưới 35 tuổi có khoảng 15% nguy cơ sảy thai nhưng với phụ nữ từ 35-45 thì nguy cơ này tăng lên từ 20-35% và phụ nữ trên 45 tuổi mang bầu có nguy cơ sảy thai lên tới 50%.
4. Không ốm nghén dễ bị sảy thai?
Trong khi ốm nghén có thể là nỗi khiếp sợ của nhiều bà mẹ mới mang bầu thì có một số nghiên cứu chỉ ra rằng ốm nghén là dấu hiệu bạn đang có một thai kỳ khỏe mạnh. Phụ nữ không ốm nghén có thể phải đối mặt với nguy cơ sảy thai với tỷ lệ rất thấp. Dù vậy điều này không có nghĩa là nếu bạn không ốm nghén thì đồng nghĩa với việc bạn đã bị sảy thai.
5. Tập thể dục khi mang bầu dễ khiến mẹ sảy thai?
Để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, các chuyên gia luôn khuyên mẹ bầu nên tập luyện thể thao thường xuyên. Tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý nên tập luyện nhẹ nhàng và chỉ nên tập 1 giờ mỗi ngày. Ngoài ra, trong 3 tháng đầu và với những bà mẹ có sức khỏe thai kỳ không bình thường cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi tập luyện, đặc biệt là những động tác khó.
6. Mẹ béo phì có thể gây sảy thai?
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ có chỉ số khối cơ thể BMI trên 35 có liên quan đến nguy cơ sảy thai và nhiều vấn đề xấu về thai kỳ khác. Ngoài ra, những bà mẹ thiếu cân cũng có nguy cơ mất con vì sảy thai cao hơn.

Không có bằng chứng khoa học nào khẳng định chuyện ấy sẽ khiến mẹ sảy thai nếu bạn có thai kỳ khỏe mạnh bình thường. (ảnh minh họa)
7. Quan hệ tình dục khi mang bầu dễ gây sảy thai?
Không có bằng chứng khoa học nào khẳng định chuyện ấy sẽ khiến mẹ sảy thai nếu bạn có thai kỳ khỏe mạnh bình thường. Quan hệ tình dục là sự thâm nhập vào âm đạo chứ không hề ảnh hưởng đến cổ tử cung. Ngoài ra em bé trong bụng mẹ cũng được bảo vệ nghiêm ngặt bởi bọc ối nên không dễ bị tổn thương. Mặc dù vậy nếu mẹ từng bị sảy thai, sinh non hoặc bất cứ vấn đề xấu về thai kỳ thì nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu đó là những vật bình thường, trong khả năng của bạn thì việc nâng, vác đồ không thành vấn đề. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không nên nâng đồ quá sức sẽ có thể gây ra những rủi ro ngoài ý muốn.8. Nâng, vác vật nặng có gây sảy thai không?
9. Thuốc tránh thai có gây sảy thai?
Nếu bạn đang uống thuốc ngừa thai mà bỗng phát hiện vẫn có thai thì có rất ít bằng chứng khẳng định thuốc có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, các chuyên gia luôn khuyên phụ nữ nên dừng uống thuốc tránh thai trước khi có kế hoạch mang bầu 3-6 tháng.
10. Nhuộm tóc có gây sảy thai không?
Lượng thuốc nhuộm tóc có thể hấp thụ qua da là rất nhỏ vì vậy hầu hết các chuyên gia đều cho phép mẹ bầu có thể nhuộn tóc trong thai kỳ tuy nhiên để đảm bảo an toàn nhất, bà mẹ nên tránh nhuộm tóc 3 tháng đầu, ngồi ở phòng thoáng khí và bôi thuốc xa da đầu. Nếu có thể, chị em nên chọn những loại thuốc nhuộm có thành phần tự nhiên để tránh gây tổn hại tới thai kỳ. soruce>
Cầm kết quả chẩn đoán bị xơ gan, ông V.N.T. (ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) thắc mắc với bác sĩ (BS): “Tôi không hút thuốc, uống rượu, ăn uống lành mạnh thì vì sao tôi bị xơ gan?”. Khi được BS cho biết, nguyên nhân là do bị gan nhiễm mỡ kéo dài nhiều năm nhưng không phát hiện, ông T. tiếp tục thắc mắc: “Vóc dáng tôi mảnh mai, thường xuyên luyện tập thể dục… tại sao bị gan nhiễm mỡ?”. Để chắc chắn, ông T. xin chụp CT, sinh thiết gan nhiều nơi nhưng kết quả vẫn bị xơ gan.
ThS-BS Lê Thị Tuyết Phượng - Trưởng khoa Nội tiêu hóa, BV Nhân Dân 115 cho biết, khoảng 1/4 trường hợp gan nhiễm mỡ có nguy cơ tiến triển thành viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan. Tuy nhiên, có một thực trạng, bệnh nhân còn thiếu kiến thức về căn bệnh này cũng như có nhiều quan niệm sai lầm về nguyên nhân gây bệnh.

Ảnh mang tính minh họa: Internet
Mập mới bị gan nhiễm mỡ?
Bệnh nhân thường quan niệm gan nhiễm mỡ chỉ xuất hiện ở những người béo phì, ăn nhiều chất béo. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp gan nhiễm mỡ gặp ở những người không ăn hoặc ăn rất ít mỡ, thậm chí gầy ốm, ăn chay trường như các nhà sư vẫn bị gan nhiễm mỡ. Điều này được giải thích là do gan đóng vai trò trong việc tích trữ và chuyển hóa chất béo. Khi năng lượng dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ và tích tụ nhiều trong gan, dẫn đến gan nhiễm mỡ. Một số trường hợp do rối loạn chuyển hóa mỡ tại gan hoặc do giảm sự vận chuyển mỡ từ gan đến các cơ quan cũng dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Ở người gầy ốm, chế độ ăn kiêng khem, không đủ năng lượng để chuyển hóa, thiếu các vi chất cần thiết, sự chuyển hóa mỡ không hiệu quả, buộc gan phải huy độ ng mỡ từ nơi khác để thay thế. Nhưng gan không thể biến đổi tất cả lượng a-xí t béo này thành năng lượng nên số còn thừa sẽ bị tích trữ lại trong gan, cũng dẫn đến gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, chế độ ăn thiếu protein trong thời gian dài cũng làm mỡ trong máu không thể chuyển hóa và sinh ra gan nhiễm mỡ.
Đặc biệt, bệnh không chỉ “kết” người lớn mà trẻ bị béo phì, ăn uống không điều độ, dinh dưỡng kém vẫn bị gan nhiễm mỡ.
Tăng cường giải độc, hạ cholestrol sẽ trị được gan nhiễm mỡ?
Khi nghe mình bị gan nhiễm mỡ, đa số bệnh nhân đều nghĩ lá gan đang có vấn đề nên tăng cường uống các loại thuốc, thảo dược bổ gan, giải độc gan… ThS-BS Lê Thị Tuyết Phượng, khẳng định: hiện không có loại thuốc nào có khả năng giải độc cho gan, thực phẩm chức năng lại càng không thể. Bệnh không giảm mà ngược lại có thể nặng thêm vì dù uống loại thuốc nào cũng phải chuyển hóa qua gan. Gan đang bệnh mà bắt làm việc quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho gan.
Một số loại thuốc giảm mỡ trong gan được quảng cáo trên thị trường, hiệu quả chưa rõ, đôi khi có thể có các tác dụng không mong muốn nên bệnh nhân phải tham khảo ý kiến BS trước khi sử dụng. Tuyệt đối không nên tự ý dùng các loại thuốc hạ cholesterol, vì không phải nguyên nhân gan nhiễm mỡ nào cũng do tăng cholesterol. Dùng không đúng chỉ định còn có nguy cơ tăng men gan.
Trị bệnh bằng hoa, trái?
Hiện nhiều người đang áp dụng trị gan nhiễm mỡ bằng các loại rau, củ, quả, thậm chí chỉ ăn hoặc uống các loại nước ép thay cơm. Trong đó, được sử dụng nhiều nhất là atisô.
ThS-BS Lê Thị Tuyết Phượng cho biết: bệnh gan nhiễm mỡ thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn lipid máu, rối loạn chuyển hóa... Cách điều trị hiệu quả nhất là phải can thiệp từ giai đoạn sớm các nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ, thay đổi lối sống; người béo phì phải thực hiện chế độ giảm cân hợp lý bằng cách luyện tập thể dục thể thao, trong khẩu phần ăn tăng cường nhiều loại rau xanh. Tuy nhiên lưu ý đừng giảm cân quá nhanh vì sẽ làm nặng thêm tình trạng gan nhiễm mỡ.
Các nguyên tắc điều trị gan nhiễm mỡ:
- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, hạn chế chất béo động vật, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Nghỉ ngơi, hạn chế lao động quá nặng nhọc, tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài.
- Không uống rượu, nếu lỡ nghiện phải cai.
- Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc, hóa chất ảnh hưởng đến gan, đặc biệt là thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc ngủ... Khi sử dụng phải có sự hướng dẫn của BS.
Hiện nay có một vài loại thực vật có thể được sử dụng hỗ trợ trong điều trị gan nhiễm mỡ như: diệp hạ châu (cây chó đẻ răng cưa), quả cây ngũ vị tử, cây kế sữa, atisô... Tuy nhiên, khi sử dụng cần có sự tư vấn của BS để tránh trường hợp lạm dụng quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. source>
-----
Sảy thai – 10 điều mẹ phải biết
1. Sảy thai phổ biến như thế nào?
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ các ca mang bầu kết thúc bằng sảy thai chiếm khoảng 10-15%. Hầu hết các trường hợp này xảy ra trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguy cơ sảy thai diễn ra đều trong suốt 3 tháng đầu, từ 9,4% trong 6 tuần đầu tiên và 0,7% trong 10 tuần đầu thai kỳ.
2. Nếu đã từng sảy thai, nguy cơ những lần tiếp theo có cao không?
Nếu bạn đã từng bị sảy thai trước đó thì nguy cơ cho lần sảy thai tiếp theo chiếm đến 25% - cao hơn so với những người chưa từng bị sảy thai trước đó. Và con số này còn tăng lên 40% nếu mẹ đã từng có 3 lần bị sảy thai liên tiếp.

Nếu bạn đã từng bị sảy thai trước đó thì nguy cơ cho lần sảy thai tiếp theo chiếm đến 25% - cao hơn so với những người chưa từng bị sảy thai trước đó. (ảnh minh họa)
3. Tuổi tác có ảnh hưởng đến nguy cơ sảy thai?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mẹ càng lớn tuổi thì nguy cơ sảy thai càng cao hơn. Thực tế thì phụ nữ dưới 35 tuổi có khoảng 15% nguy cơ sảy thai nhưng với phụ nữ từ 35-45 thì nguy cơ này tăng lên từ 20-35% và phụ nữ trên 45 tuổi mang bầu có nguy cơ sảy thai lên tới 50%.
4. Không ốm nghén dễ bị sảy thai?
Trong khi ốm nghén có thể là nỗi khiếp sợ của nhiều bà mẹ mới mang bầu thì có một số nghiên cứu chỉ ra rằng ốm nghén là dấu hiệu bạn đang có một thai kỳ khỏe mạnh. Phụ nữ không ốm nghén có thể phải đối mặt với nguy cơ sảy thai với tỷ lệ rất thấp. Dù vậy điều này không có nghĩa là nếu bạn không ốm nghén thì đồng nghĩa với việc bạn đã bị sảy thai.
5. Tập thể dục khi mang bầu dễ khiến mẹ sảy thai?
Để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, các chuyên gia luôn khuyên mẹ bầu nên tập luyện thể thao thường xuyên. Tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý nên tập luyện nhẹ nhàng và chỉ nên tập 1 giờ mỗi ngày. Ngoài ra, trong 3 tháng đầu và với những bà mẹ có sức khỏe thai kỳ không bình thường cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi tập luyện, đặc biệt là những động tác khó.
6. Mẹ béo phì có thể gây sảy thai?
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ có chỉ số khối cơ thể BMI trên 35 có liên quan đến nguy cơ sảy thai và nhiều vấn đề xấu về thai kỳ khác. Ngoài ra, những bà mẹ thiếu cân cũng có nguy cơ mất con vì sảy thai cao hơn.

Không có bằng chứng khoa học nào khẳng định chuyện ấy sẽ khiến mẹ sảy thai nếu bạn có thai kỳ khỏe mạnh bình thường. (ảnh minh họa)
7. Quan hệ tình dục khi mang bầu dễ gây sảy thai?
Không có bằng chứng khoa học nào khẳng định chuyện ấy sẽ khiến mẹ sảy thai nếu bạn có thai kỳ khỏe mạnh bình thường. Quan hệ tình dục là sự thâm nhập vào âm đạo chứ không hề ảnh hưởng đến cổ tử cung. Ngoài ra em bé trong bụng mẹ cũng được bảo vệ nghiêm ngặt bởi bọc ối nên không dễ bị tổn thương. Mặc dù vậy nếu mẹ từng bị sảy thai, sinh non hoặc bất cứ vấn đề xấu về thai kỳ thì nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu đó là những vật bình thường, trong khả năng của bạn thì việc nâng, vác đồ không thành vấn đề. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không nên nâng đồ quá sức sẽ có thể gây ra những rủi ro ngoài ý muốn.8. Nâng, vác vật nặng có gây sảy thai không?
9. Thuốc tránh thai có gây sảy thai?
Nếu bạn đang uống thuốc ngừa thai mà bỗng phát hiện vẫn có thai thì có rất ít bằng chứng khẳng định thuốc có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, các chuyên gia luôn khuyên phụ nữ nên dừng uống thuốc tránh thai trước khi có kế hoạch mang bầu 3-6 tháng.
10. Nhuộm tóc có gây sảy thai không?
Lượng thuốc nhuộm tóc có thể hấp thụ qua da là rất nhỏ vì vậy hầu hết các chuyên gia đều cho phép mẹ bầu có thể nhuộn tóc trong thai kỳ tuy nhiên để đảm bảo an toàn nhất, bà mẹ nên tránh nhuộm tóc 3 tháng đầu, ngồi ở phòng thoáng khí và bôi thuốc xa da đầu. Nếu có thể, chị em nên chọn những loại thuốc nhuộm có thành phần tự nhiên để tránh gây tổn hại tới thai kỳ. soruce>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét