Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Những điều về nhóm máu trong cơ thể bạn - 8 động tác tay này, bạn sẽ bất ngờ vì tác dụng đối với xương khớp

Những điều về nhóm máu trong cơ thể bạn

Nhóm máu là một phần cơ thể nhưng không phải ai cũng biết rõ. Theo khảo sát, 35-50% người phương Tây thậm chí không biết nhóm máu của mình. Dưới đây là một số sự thật thú vị về nhóm máu do Medical Daily liệt kê.

Nhiều hơn 2 yếu tố

Nói đến nhóm máu, chúng ta thường chỉ quan tâm xem đó là nhóm A, B, AB hay O và là loại cộng hay trừ. Tuy nhiên, nhóm máu chính xác của bạn phức tạp hơn thế nhiều.

Hồng cầu được bao phủ bởi các kháng nguyên. 600 loại đã được xác định chỉ chiếm 1/4 kháng nguyên hay gặp. Chúng được truyền từ cha mẹ sang con cái, chia thành 35 kiểu nhóm máu mà phổ biến nhất là ABO và Rhesus (Rh). Trong số 61 kháng nguyên Rh, kháng nguyên D là quan trọng nhất.

Khi truyền máu, chúng ta chỉ tiếp nhận hồng cầu tương ứng với kháng nguyên thuộc nhóm ABO và Rh. Người nhóm máu A, B, O sẽ sản xuất kháng thể chống lại kháng nguyên A hoặc B không có nguồn gốc từ cơ thể họ, nghĩa là người nhóm máu A không thể nhận nhóm máu B và ngược lại. Người nhóm máu O thiếu kháng nguyên A, B nên sản xuất kháng thể chống lại cả hai; trong khi đó người nhóm máu AB không xuất hiện kháng thể.

Tương tự như vậy, người không mang kháng nguyên D không nhận nhóm máu chứa nó, còn người có kháng nguyên D sử dụng được cả máu D- lẫn D+.

Nói chung, nhóm máu O+ (nhóm máu O có kháng nguyên D hay Rh+) cho được nhiều nhất còn nhóm AB+ nhận được nhiều nhất.


Ảnh: Medical Daily.



Loại máu hiếm nhất

Chắc hẳn bạn từng nghe AB là nhóm máu hiếm nhất. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu xét trên 8 tổ hợp A, B, O và D+ hoặc D-. Theo Trường Đại học Y Stanford, khoảng 0,6% dân số mang nhóm máu AB-.

Có vô vàn loại kháng nguyên khác nhau. Kết hợp tất cả yếu tố, ta tìm được những người với nhóm máu cực kỳ hiếm. Ví dụ, người đàn ông tên Thomas đặc biệt đến mức không sở hữu bất cứ kháng nguyên nào thuộc nhóm Rhesus. Anh trở thành một trong 40 người trên thế giới không mang Rh và có thể hiến máu cho bất cứ ai thuộc nhóm Rh hiếm. Tuy nhiên, khi cần máu, Thomas chỉ nhận được máu không Rh. Ngoài anh ra, trên thế giới chỉ còn 5 người như vậy.

Vấn đề không tương thích

Không tương thích là một vấn đề phức tạp. Khác với hệ thống ABO, người không mang kháng nguyên D hoặc các kháng nguyên thuộc nhóm Rh không tự động từ chối máu chứa kháng nguyên. Chỉ sau khi tiếp xúc với máu Rh+, cơ thể mới sản xuất kháng thể chống lại kháng nguyên. Như vậy, về mặt lý thuyết, người nhóm máu Rh- có thể ít nhất một lần nhận máu Rh+ mà không gặp vấn đề nào. Tuy nhiên, vì lý do an toàn, lựa chọn này hầu như không bao giờ được xem xét.

Trường hợp tương đối hay gặp là người mẹ Rh- sinh ra con có máu Rh+. Nếu là lần đầu, thai nhi sẽ ra đời an toàn nhưng từ lần thứ hai, cơ thể người mẹ nhiều khả năng hình thành các kháng nguyên đi qua nhau thai đến tấn công máu của em bé trong bụng dẫn đến bệnh tan máu. Hiện tượng này cũng xảy ra khi thai nhi không tương thích với mẹ về nhóm ABO nhưng nhẹ và hiếm thấy hơn.

May mắn, vấn đề không tương thích Rh được giải quyết bằng thuốc hoặc các loại kháng thể có tác dụng ngăn chặn khả năng hình thành Rh của người mẹ.

Quy định tính cách con người

Ở Nhật, nhóm máu đặc biệt quan trọng. Khái niệm về hệ thống ABO được ra đưa lần đầu tiên vào thế kỷ 20. Ít lâu sau đó, vào năm 1927, giáo sư Takeji Furukawa ở Tokyo xuất bản các bài viết cho rằng nhóm máu dự đoán tính cách con người. Lập luận của ông nhanh chóng bị lãng quên song được tác giả kiêm nhà báo Masahiko Nomi đề cập lại vào những năm 1970. Đến nay, người Nhật vẫn rất quan tâm đến nhóm máu, thậm chí dựa vào đó để đánh giá bạn trai, bạn gái liệu có hợp với mình. Tuy vậy, phần lớn các nghiên cứu về vấn đề này không đủ độ chính xác để tin cậy.

Chế độ dinh dưỡng

Năm 1996, tác giả người Mỹ Peter J. D'Adamo cho ra mắt cuốn sách Ăn đúng theo nhóm máu gây tiếng vang lớn. Theo ông, người nhóm máu O nên ăn các thực phẩm giàu protein như thịt đỏ, gia cầm, cá, còn người nhóm máu A thì nên làm ngược lại và tránh mọi loại thịt. Thế nhưng, những bằng chứng khoa học D'Adamo đưa ra còn thiếu thuyết phục hơn lập luận nhóm máu quy định tính cách con người.

Nguy cơ sức khỏe

Các nhà khoa học đã chứng minh nhóm máu ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Người không phải nhóm máu O có nhiều yếu tố đông máu hơn, từ đó dễ bị huyết khối tĩnh mạch hơn 2 lần so người nhóm máu khác. Gần đây, một nghiên cứu chỉ ra các nhóm máu khác có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư cao hơn nhóm máu O.
source>
-----

8 động tác tay này, bạn sẽ bất ngờ vì tác dụng đối với xương khớp
Khi bệnh viêm khớp bắt đầu ảnh hưởng đến tay bạn, các công việc hàng ngày như nấu cơm, làm vườn, và gõ bàn phím cũng khiến bạn đau đớn, khó chịu.

Viêm xương khớp là gì?

Viêm xương khớp là một bệnh ảnh hưởng đến sụn nối giữa hai xương. Nó xảy ra khi lớp trên cùng của sụn bị thoái hóa và khiến các xương chà xát lên nhau, gây viêm, cứng khớp, đau đớn và hạn chế lực cũng như khả năng vận động, và thường xuyên gây biến dạng khớp.


Gai có thể đôi khi phát triển ở các cạnh của xương, những mẩu nhỏ xương và sụn có thể vỡ nhỏ ra, chèn vào giữa khớp, việc này khiến tăng cơn đau và đẩy nhanh tốc độ thoái hóa. Nguyên nhân và yếu tố nguy hiểm của bệnh viêm xương khớp rất nhiều và càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Những nguyên nhân phổ biến:

- Thừa cân
- Tuổi già
- Chấn thương khớp
- Trật khớp
- Khiếm khuyết di truyền trong sụn khớp
- Căng cơ ở vùng khớp do một số công việc chân tay và chơi thể thao

Không có cách chữa trị bệnh viêm khớp một cách triệt để vì nó là một căn bệnh thoái hóa. Tuy nhiên, có nhiều cách để làm giảm triệu chứng và làm chậm tiến trình của nó.



Cách điều trị:

- Các bài tập vận động ở mức trung bình
- Dùng thuốc giảm đau
- Vật lý trị liệu
- Liệu pháp phục hồi chức năng
- Tập thái cực quyền và yoga
- Tiêm steroid
- Châm cứu
- Bổ sung chế độ ăn uống

Thực phẩm bạn ăn ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể

Những thứ bạn ăn ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của cơ thể và tâm lý của bạn. Đó chính là lý do vì sao y học phương Tây thừa nhận rằng một số thực phẩm nhất định có thể tạo điều kiện cho bệnh xương khớp tiến triển và làm trầm trọng các triệu chứng.

Ví dụ như các sản phẩm từ sữa dường như là thủ phạm phổ biến, cũng như thịt đỏ và một số loại trái cây, rau quả (cà chua, cà tím, và các loại trái cây họ cam quýt).

Có những chất chống viêm tự nhiên hiệu nghiệm có thể làm giảm đau viêm khớp và giảm viêm trong cơ thể. Một vài loại còn có tác dụng tốt hơn so với các loại thuốc mà bạn có thể đã dùng.

Tập căng giãn cơ để điều trị viêm khớp

Điều trị bệnh viêm khớp hiệu quả nhất khi dùng các biện pháp bên trong và bên ngoài. Ngoài việc kiểm soát chế độ ăn uống và lối sống, thì các bài tập căng giãn cơ cho tay có thể rất hiệu quả trong việc giảm đau và tăng vận động cũng như lực cho khớp.


Để đạt hiệu quả cao nhất, hãy ngâm tay vào nước nóng trong 10 phút trước khi thực hiện để thả lỏng cơ và dây chằng, nó cũng có tác dụng tập căng dãn cơ được sâu hơn.

Dưới đây là 8 bài tập cho tay để căng giãn cơ mà bạn có thể thực hiện tại mọi thời điểm.

1. Gập ngón cái





Để bàn tay thẳng, các ngón tay duỗi, gập ngón cái hướng vào lòng bàn tay, càng với xa càng tốt cho đến khi chạm ngón út. Giữ như thế trong vài giây tồi thả ra. Làm lặp lại 10 lần.

2. Nắm tay




Bài tập này rất hiệu quả khi khớp bàn tay bạn đặc biệt cứng. Mở rộng ngón tay và từ từ nắm lại thành nắm đấm, giữ ngón cái nằm giữa các ngón tay. Thả lỏng tay và mở ra từ từ cho đến khi các ngón thẳng. Làm lặp lại 10 lần.

3. Nhấc ngón tay





Úp bàn tay với các ngón tay trải phẳng trên mặt bàn. Lần lượt theo thứ tự, nhấc từng ngón khỏi mặt bàn và giữ thế trong vài giây, sau đó từ từ thả xuống. Lặp lại nhiều lần cho đến khi bạn thấy thoải mái.

4. Nắm thành chữ O





Giữ tay ở vị trí ngang tim phía trước ngực, chụm ngón tay lại với nhau để tại thành chữ “O”. Ngón cái và ngón trỏ phải chạm vào nhau và tạo thành một vòng tròn có thể nhìn thấy được khoảng trống bên trong bàn tay. Giữ vị trí trong vài giây rồi thả ra. Lặp lại ít nhất 3 lần.

5. Gập ngón tay





Bắt đầu với bàn tay duỗi thẳng. Gập ngón cái về phía bàn tay và giữ trong vài giây. Để tay thả lại vị trí ban đầu, sau đó gập ngón trỏ về phía bàn tay , giữ vài giây và thả. Lặp lại như thế với từng ngón còn lại.

6. Căng duỗi cổ tay




Các ngón tay và bàn tay nối với phần còn lại của cơ thể bằng cổ tay. Bằng việc căng duỗi cổ tay, bạn sẽ được vận động đẩy đủ hơn là chỉ vận động ngón và bàn tay.

Mở rộng một cánh tay với lòng bàn tay úp. Đặt ngón tay của bàn tay còn lại lên những ngón đang bị kéo căng, nhẹ nhàng đẩy lên và kéo lại, gập cổ tay. Giữ như thế trong vài giây. Thả ra và lặp lại 10 lần.

Bạn cũng có thể căng dãn cổ tay theo cách khác: đặt bàn tay còn lại lên phần trên cùng của bàn tay đang căng duỗi. Nhẹ nhàng đẩy để bẻ cong bàn tay xuống. Giữ như thế trong vài giây rồi thả ra. Luân chuyển căng dãn lần lượt theo hướng lên và hướng xuống dưới.

7. Ấn tay lên bàn



Đặt phần bàn tay phía cạnh của ngón út xuống bàn. Hướng ngón cái lên trên, các ngón nắm vào trong sao cho tạo thành biểu tượng “giơ ngón tay cái”. Nắm chặt các ngón tay vào lòng bàn tay. Giữ một vài giây và duỗi thẳng các ngón tay. Lặp lại như thế 10 lần.

8. Xòe và nắm




Bắt đầu bài tập với bàn tay ở vị trí bình thường, các ngón tay duỗi thẳng. Dần dần xòe rộng và kéo căng ngón tay càng xa càng tốt để nó xòe giống hình rẻ quạt. Giữ tư thế đó trong vài giây, sau đó co các ngón tay lại để tạo thành hình nắm đấm với lực xiết nhẹ. Giữ trong 5 giây. Làm 2 lần mỗi ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét