Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

cà muối sẽ tăng nguy cơ ung thư - băng vệ sinh dạng que - phân tích ADN

Ăn nhiều dưa muối, cà muối sẽ tăng nguy cơ ung thư trực tràng

Ngay sau khi ca sĩ Trần Lập tử vong do căn bệnh ung thư đại trực tràng, rất nhiều người đã bàng hoàng và đặt ra những câu hỏi xung quanh căn bệnh này như: Ung thư đại trực tràng là gì? Vì sao lại mắc ung thư đại trực tràng? Căn bệnh này nguy hiểm đến đâu?... Một trong số những nghi vấn được nhiều người đặt ra nhất đó chính là chế độ ăn uống, chất độc hại trong thực phẩm và môi trường sống có mối liên hệ như thế nào đến căn bệnh này?

Cảnh giác với chất sinh ra nhiều năng lượng


Thực tế, những câu hỏi mà dư luận đặt ra không phải là không có cơ sở, khi ung thư đại trực tràng là một căn bệnh đường tiêu hóa, mà tiêu hóa là liên quan đến việc ăn uống… Đồng thời với đó là các cơ quan chức năng liên tục công bố và phát hiện ra hàng loạt các vụ bê bối thực phẩm, đe dọa trực tiếp đến mâm cơm của các gia đình.

Đó chính là những công bố kiểm nghiệm về rau nhiễm hóa chất, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hay thịt chứa chất bảo quản, chất tạo nạc… Không chỉ dừng lại ở đó, những nghiên cứu được công bố về tỷ lệ uống rượu bia, hút thuốc lá ở Việt Nam luôn ở trong top đầu khu vực và thế giới, điều đó khiến cho những nghi ngờ của người dân càng có cơ sở.

Thực phẩm bẩn liệu có gây ung thư đại trực tràng là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất.

Để giải đáp những thắc mắc của dư luận về các tác nhân gây bệnh ung thư đại trực tràng, phóng viên đã có cuộc trao đổi với tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Quang Thái – Trưởng khoa Phẫu thuật tổng hợp (Bệnh viện K Trung ương cơ sở Quán Sứ) xung quanh vấn đề này.
Bài liên quan:

Theo Tiến sĩ Thái, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân chính thức dẫn đến căn bệnh ung thư đại trực tràng. Theo đó, nhóm người thường hay mắc căn bệnh ung thư này là những người trên 50 tuổi, những người có người thân ruột thịt từng mắc căn bệnh này, những người có Polyp đại tràng (u lành) theo thời gian sẽ chuyển thành u ác (ung thư đại trực tràng) và những người có tiền sử bị loét đại tràng cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

“Đại trực tràng được xếp vào loại ung thư đường tiêu hóa, nên vấn đề ăn uống là cực kỳ quan trọng. Qua các nghiên cứu cho thấy, những người ăn chất xơ nhiều (rau, gạo, khoai, hoa quả) sẽ giảm tỉ lệ ung thư đại trực tràng, điều đó lý giải vì sao đã có một nghiên cứu nổi tiếng thế giới chứng minh rằng, những người châu Phi ít bị ung thư đại trực tràng vì họ ăn nhiều chất xơ.

Còn những chất làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng đó chính là chất sinh ra nhiều năng lượng như: ăn nhiều thịt, ăn nhiều mỡ, ăn nhiều thịt đỏ, thịt hun khói. Đặc biệt là thói quen người Việt Nam rất hay mắc phải là ăn nhiều các thực phẩm có tính chất lên men như củ, quả đem muối. Điển hình như cà muối, dưa muối… Những thực phẩm này ăn nhiều sẽ tiếp xúc thường xuyên với đường ruột và là nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Tất nhiên, không phải cứ ăn dưa muối, cà muối là bị ung thư, mà quá trình này phải thường xuyên, liên tục bữa nào cũng ăn, ngày nào cũng ăn thì sẽ gây ra những yếu tố nguy cơ gây bệnh”, tiến sĩ Thái phân tích.

Sẽ phải trả giá vì đầu độc đường tiêu hóa

Riêng đối với vấn đề gây nhức nhối nhất hiện nay đó chính là việc sử dụng thực phẩm bẩn, tồn dư chất bảo quản, tạo nạc…Tiến sĩ Thái khẳng định: “Đó cũng chính là một trong số những nguyên nhân gây ra ung thư. Vì những chất bảo quản thực phẩm, chất bảo quản thức ăn… đều đã được nghiên cứu có tác nhân gây ung thư.

Theo tiến sĩ Thái, chế độ ăn uống vô cùng quan trọng trong phòng chống ung thư đại trực tràng.

Khi các chất này vào đường ruột không phù hợp với đường tiêu hóa, lúc đó đường tiêu hóa sẽ tiết ra những chất để chống đỡ các hóa chất độc hại, nhưng do các chất độc hại quá mạnh nó không thể chống đỡ và sẽ bị “lôi kéo”, cùng với những chất độc hại kia tạo nên những tế bào gây ung thư.

Tôi lấy ví dụ điển hình nhất, đó chính là ma túy nếu như đưa vào cơ thể mà chết ngay thì sẽ không ai sử dụng, nhưng nó lại lôi kéo dần dần và trở thành nghiện, phụ thuộc dai dẳng vào ma túy.

Tóm lại, nếu chúng ta cứ đầu độc đường tiêu hóa của mình, thì đến lúc chúng ta phải trả giá. Cũng giống như con người, nếu không vượt qua được cám dỗ ngoài cuộc sống thì chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt”.

Riêng vấn đề sử dụng rượu bia và hút thuốc lá, tiến sĩ Thái khẳng định: “Rượu, bia và thuốc lá là tác nhân gây nên rất nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư đại trực tràng. Hút thuốc lá, mặc dù khói không chạy xuống đại tràng nhưng những chất gây ung thư trong thuốc lá sau khi hít sẽ ngấm vào máu và là tác nhân gây bệnh”.

Cuối cùng, tiến sĩ Thái khẳng định để không mắc bệnh ung thư đại trực tràng việc đầu tiên đó chính là có thói quen ăn uống lành mạnh, khám định kỳ thường xuyên bằng cách soi đại tràng nhằm phát hiện tế bào gây ung thư, cũng như tập luyện thể dục thể thao đều đặn… xem thêm>>>>>

----------------

Cảnh giác với băng vệ sinh dạng que

Ngày thứ chín, bụng Emily sưng to, đau quặn; mặt mũi cô tái nhợt, sốt, giọng nói lắp bắp, kiệt sức. Nhập viện trong tình trạng nguy kịch, Emily may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Cô được xác định mắc hội chứng sốc nhiễm độc (Toxic Shock Syndrome - TSS) - triệu chứng hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm. Mỗi năm ở Anh có khoảng 40 người chết vì hội chứng này.
Sợi cotton trong tampon có thể gây xước bên trong âm đạo, càng khiến vi khuẩn dễ tấn công qua vết thương
Sốc nhiễm độc là gì?

Hội chứng sốc nhiễm độc là do một loại độc tố của chủng tụ cầu (staphylococcus) gây nên. Người phơi nhiễm với độc tố của vi khuẩn thuộc chủng tụ cầu như S.aureus hay S.pyogenes đều có thể mắc hội chứng này. Tuy nhiên, không phải ai bị phơi nhiễm cũng mắc hội chứng trên vì một số người có sẵn kháng thể chống lại độc tố.

Sốc nhiễm độc do hai vi khuẩn Stapylococcus aureus và Streptococcus pyogenes gây ra. Điều đáng chú ý là hai loại vi khuẩn trên vô hại trong môi trường mũi, miệng, da, nhưng khi gặp môi trường máu, chúng sẽ sinh độc tố. Độc tố sẽ được hấp thu vào máu, lan ra nhiều bộ phận trên cơ thể.

Nguyên nhân gây sốc nhiễm độc

Các yếu tố được bác sĩ khuyến cáo có thể dẫn đến hội chứng sốc nhiễm độc còn gồm vết bỏng, nhiễm trùng da, vết thương sau phẫu thuật, sau sinh, đặt phim tránh thai trong âm đạo, dùng tampon không đúng cách… Trong đó, nguy cơ từ tampon được đề cập nhiều nhất. Y học hiện vẫn chưa thể giải thích cơ chế phát sinh hội chứng sốc nhiễm độc do tampon. Một số chuyên gia cho rằng tampon để lâu trong âm đạo tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.

Hơn nữa, sợi cotton trong tampon có thể gây xước bên trong âm đạo, càng khiến vi khuẩn dễ tấn công qua vết thương. Cách lập luận này được ủng hộ nhiều nhất. Nhiều trường học ở Anh bắt đầu có những chương trình ngoại khóa cung cấp kiến thức cho học sinh về sốc nhiễm độc, đồng thời hướng dẫn học sinh nữ sử dụng tampon an toàn.

Tiến sĩ Philip M. Tierno, giáo sư vi trùng học thuộc ĐH Y khoa New York, đã có nhiều nghiên cứu độc lập về mối quan hệ giữa tampon và hội chứng sốc nhiễm độc. Ông khẳng định hầu hết các sợi nhân tạo và cotton làm ra tampon an toàn với cơ thể và đặt nghi vấn về sự nhạy cảm bất thường của cơ thể khiến việc tiếp xúc với tampon tạo nên điều kiện tối ưu để các vi khuẩn trên dễ hình thành.

Triệu chứng và chẩn đoán

Trong lúc đang hoặc sau khi dùng tampon, khi cơ thể có vết thương hở mà bạn phát hiện những triệu chứng sau, hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ: sốt cao đột ngột, huyết áp giảm, nhức đầu, đau cơ, tiêu chảy, nôn ói, tai biến, đỏ mắt, rát miệng hoặc cuống họng… Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ bị suy tim, phổi, thận, gan, ống tiêu hóa, tụy hoặc nhiều bộ phận khác trên cơ thể.

Để xác định đúng nguyên nhân, bác sĩ sẽ kiểm tra tampon của bệnh nhân (trong trường hợp bệnh nhân đang hành kinh), xét nghiệm máu và nước tiểu.

Cách phòng chống

Để giảm rủi ro, hãy thay tampon mỗi bốn-tám giờ, dùng băng vệ sinh có khả năng thấm hút vừa phải vì băng càng thấm hút tốt càng dễ tạo ổ cho vi khuẩn, rửa tay sạch trước khi tiếp xúc vết thương hở, mặc quần áo thoáng khi trên người có vết thương hở. xem thêm>>>>>

------------

Chuyện bi hài ở những trung tâm phân tích ADN

2h tối chủ nhật, bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Phân tích ADN và công nghệ di truyền (Thụy Khuê, Hà Nội), nhận được một cú điện thoại. Người ở đầu dây bên kia có giọng nói trẻ, run rẩy. Cô tên là Thanh Hòa (25 tuổi, ở Hà Nam): “Cháu xin cô, nếu chồng cháu biết đứa trẻ không phải là anh ấy, cháu chỉ có nước chết thôi. Cô giúp cháu, cháu sẽ dành cả đời để tạ ơn cô, bao nhiêu cũng được cô ạ. Mẹ cháu bị bệnh tim, bà mà biết sự thật thì chết mất!”, giọng Thanh Hòa khẩn khoản. Chuyện này với bà Nga không hề lạ. Nhiều người đã tìm mọi cách mua chuộc kết quả xét nghiệm ADN. Thanh Hòa là người đã cùng chồng và con trước đó đến Trung tâm Phân tích ADN và công nghệ di truyền. Bà Nga vẫn nhớ như in ánh mắt cầu cứu của cô gái.

Vị khách đầu tiên mà Trung tâm đón vào sáng hôm sau là một nam thanh niên. Anh mang đến hai mẫu tóc được bọc cẩn thận, điền tên bố, tên con rõ ràng và đề nghị nhận kết quả mức nhanh nhất (4 giờ) và cũng ghi luôn tên người được ủy quyền nhận kết quả là Thanh Hòa. Bà Nga đọc kỹ tờ đơn đề nghị xét nghiệm, nhớ rất rõ những cái tên quen thuộc được nhắc đến hôm qua. 12h trưa, Thanh Hòa đến nhận kết quả.

“Cô ơi, cháu tưởng hai người có gene hoàn toàn trùng nhau thì phải kết luận là hai bố con chứ?”, Thanh Hòa ngạc nhiên hỏi. “Có đứa trẻ nào sinh ra chỉ từ một mẹ không? Chắc chắn là không. Đứa trẻ nào cũng phải mang gene của cha và mẹ. Nếu gene của hai bố con giống nhau, chỉ có trường hợp người bố tự mang thai, tự sinh em bé. Điều này là không thể. Hai mẫu tóc sáng nay được nam thanh niên mang đến thực chất là của một người. Chắc là anh ấy muốn Trung tâm kết luận hai người này là bố con nên đã nhổ tóc của ai đó rồi chia ra làm đôi, mang đến đây xét nghiệm. Ấu trĩ quá!”, bà Nga phân tích.

Thấy Thanh Hòa vẫn chưa hiểu, bà Nga phân tích thêm: “Nhiều người vẫn tưởng gene của bố và con hoàn toàn giống nhau. Một bảng kết quả xét nghiệm ADN bao giờ cũng có nhiều cột, mỗi cột thể hiện cho một gene và đều có hai con số. Người con phải lấy một con số từ bố và một số từ mẹ. Chỉ có thể xác định quan hệ bố - con khi tờ kết quả thể hiện mỗi cột của con đều có một con số giống hệt con số trong cột tương ứng của bố. Chỉ cần một cột nào đó không đáp ứng được điều này thì không phải là hai bố con. Ngược lại, hai người có các con số giống hệt nhau như trường hợp của cháu cũng không thể là hai bố con”.

Bà Nga nói: “Nhiều người với hy vọng có kết quả như mong muốn đã tìm cách tráo mẫu. Nếu không được, họ lại tìm cách mua chuộc, như Thanh Hòa nói trên. Tiền trăm triệu đồng, thậm chí là tiền tỷ đều có hết”. Trong điện thoại của bà Nga còn giữ lại một đoạn ghi âm của cuộc gọi vừa diễn ra đầu tuần này. Người đàn ông trong điện thoại nói giọng Bắc, chỉ khi xác minh rất chắc chắn bà Nga là người cầm máy và ở nơi an toàn, anh mới trình bày sự việc: “Hôm qua, một người bạn của cháu đi xét nghiệm ADN, kết quả đứa trẻ không phải là con của chồng cô ấy. Cháu sợ đứa trẻ bị giết mất cô ơi! Cô giúp cháu sửa kết quả là “có”, cháu gửi cô 200 triệu đồng!”.

Bà Nga nói: “Thậm chí có người còn đe dọa, nếu không sửa kết quả như họ mong muốn, họ dọa đến nhà riêng, rồi sẽ phá tan Trung tâm… Nhưng chúng tôi kiên định, bởi nếu không làm đúng, tự khắc Trung tâm sẽ bị phá sản, không cần bàn tay can thiệp của ai, còn nếu làm đúng, không ai có thể thay đổi được sự thật”.

Không cùng nhóm máu, hộc tốc đưa con đi xét nghiệm

Ông Tùng (ở Hòa Bình) có hai người con, một trai, một gái. Trong lần đi khám sức khỏe gần đây, ông phát hiện ba bố con có ba nhóm máu khác nhau: Ông nhóm máu B, con trai ông nhóm máu AB, còn con gái lại là nhóm máu O. “Tức điên” vì nghi ngờ chục năm nay “nuôi con tu hú”, ông lập tức mang hai đứa con đi xét nghiệm ADN.

Nhưng khi cầm tờ kết quả xác định quan hệ cha - con trên tay, ông vẫn chưa tin. Vì theo ông, không cùng nhóm máu thì không thể là cha con được. “Nếu thế thì thế giới hơn 7 tỷ người, cứ người nào có nhóm máu B đều là con anh hết sao? Nó cũng vô lý như việc không phải cứ khác nhóm máu thì đó không phải là con mình”, bà Nga giải thích. Theo bà, không thể chỉ dựa vào nhóm máu A, B, O, AB để xác định chắc chắn hai người có cùng huyết thống hay không. Chỉ một số trường hợp có thể xác định người không cùng huyết thống, đơn cử như trường hợp của Quỳnh, một cô gái trẻ ở TPHCM.

Trong cuộc điện thoại “tự thú” với bà Nga, Quỳnh kể, trước khi cưới mấy ngày, cô đã “qua lại” với người yêu cũ. Sau đám cưới được 4 tuần, cô có bầu. Con được 1 tuổi, cô vẫn không biết ai là bố bé vì cháu mang nhóm máu O, còn chồng cô lại mang nhóm máu AB. Cô muốn làm xét nghiệm ADN để biết chính xác. “Với trường hợp này, chúng tôi chắc chắn đứa bé không phải là con của chồng cô ấy được. Nếu cả bố và mẹ có nhóm máu AB thì con chỉ có thể mang nhóm máu A, B hoặc AB, không thể nào là O nên không cần xét nghiệm ADN cũng khẳng định được”, bà Nga chia sẻ.

Khi được hỏi: “Trường hợp đến xét nghiệm ADN nào khiến bà phẫn nộ nhất?”, không lưỡng lự, bà Nga trả lời ngay, đó là một số anh chàng nhận được kết quả xác định cha - con. Họ viện mọi lý do để chối bỏ con đẻ, có khi vì con đẹp/xấu hơn cha, có khi chỉ vì “thầy bói phán”, hoặc vì băn khoăn sao vợ chỉ mang thai 37 tuần (sinh non). Bà bảo: “Vừa buồn, vừa phẫn nộ. Số người này tuy chiếm tỷ lệ không đáng kể, nhưng đều có phản ứng quyết liệt. Câu đầu tiên khi họ cầm kết quả trong tay là: “Nó không thể là con tôi”.

Lý giải điều này, bà Nga cho rằng, có thể họ không ngờ tính chính xác của công nghệ xét nghiệm ADN nhưng lại nghi ngờ tính trung thực của những người đang giúp họ tìm ra sự thật. Cũng không loại trừ trường hợp họ cần một kết quả để thực hiện ý đồ như mong muốn.

Bà Nguyễn Thị Nga chia sẻ: “70 tuổi, nhưng tôi cũng sử dụng điện thoại như thanh niên đấy! Vì yêu cầu công việc, tất cả cuộc gọi đến tôi đều ghi âm lại, mọi tin nhắn được lưu, camera cũng được cài đặt mọi nơi, lưu lại hình ảnh của các vị khách, đề phòng họ “quấy rối” Trung tâm. Nếu họ làm càn, chúng tôi sẽ báo công an ngay! Việc xét nghiệm ADN, tôi vẫn nghĩ, nếu những người trong gia đình có lòng tin với nhau, thương yêu nhau và cuộc sống gia đình không gặp éo le gì thì… không nên đi làm xét nghiệm”. xem thêm>>>>>>>>

-------------


 mat na dua lam trang da
Mặt nạ dừa và công dụng: 
-Làm mịn màng làn da, dữ ẩm, làm trắng da mặt tự nhiên, làm mờ vết thâm, chống lão hóa da mặt, chống khuẩn trên da mặt
-Mặt nạ dừa giúp cân bằng độ pH, hạn chế mụn trứng cá, nếp nhăn; phục hồi và tái tạo da; giữ ẩm, làm trắng sáng và mịn da mặt tự nhiên.
-Chống nắng, làm mờ vết thâm; chống lão hóa da; làm sạch và kháng khuẩn trên da mặt. 
Mua hàng ở đây>>>>



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét