Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Vị thuốc sò huyết - Tin rửa thịt gà trước khi nấu

Vị thuốc sò huyết chữa đau dạ dày, ợ chua
Sò huyết chứa nhiều chất dinh dưỡng, với nguồn chất đạm phong phú, ít mỡ, nhiều chất khoáng, có tác dụng tốt với bệnh tăng huyết áp, suy nhược.

Theo Đông y, sò huyết có vị ngọt, mặn, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, ôn trung, kiện vị, chữa chứng huyết hư, thiếu máu, viêm loét dạ dày - tá tràng, tiêu hóa kém.

Chữa cơ thể suy nhược, lao phổi: thịt sò huyết 100 gram, nấu chín hoặc phối hợp với lá hẹ 100 gram, ninh nhừ, ăn làm 2 lần trong ngày.

Chữa kinh nguyệt ra nhiều: thịt sò huyết 100 g nấu với thịt lợn 50 gram, ăn trước khi hành kinh.

Chữa tăng huyết áp, béo phì: thịt sò huyết 100 gram, thảo quyết minh 50 gram, nấu chín ăn 1 bữa trong ngày.

Chữa đau dạ dày, ợ chua: vỏ sò huyết tán bột. Ngày uống từ 12 - 20 gram dưới dạng nước sắc, uống trước bữa ăn... Chữa đại tiện ra máu: bột vỏ sò ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15 gram, uống với nước ấm.

Chữa cam răng: bột vỏ sò uống ngày 3 lần sáng, trưa, tối, mỗi lần 3-5 gram. Chữa tụ máu, bầm tím: bột vỏ sò ngày uống 2 lần (sáng và tối), mỗi lần 10-15 gram, uống với nước ấm, có thể hòa chút rượu trắng uống.

Tuy nhiên, sò huyết cũng giống như các loại sò sống trong bùn và nước, chắc chắn sẽ mang nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng và có thể bị ô nhiễm kim loại nặng cũng như các chất thải độc hại nếu nuôi ở vùng nước ô nhiễm.

Nấu sò không kỹ, các vi khuẩn như tả, e.coli, giun... có thể còn sống, gây nhiễm trùng tiêu hoá, ngộ độc, dị ứng... cho người ăn. Chưa kể, do sống trong môi trường nước ô nhiễm thì một số loại sò huyết còn bị nhiễm kim loại nặng và các loại chất thải có trong nước.

Trong sò chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Sò huyết mang trong mình vi khuẩn viêm gan và thương hàn. Mặc dù chúng ta luộc sò huyết và cho sôi nhanh song vẫn không ngăn được những mầm bệnh chết người có trong sò huyết, bao gồm cả bệnh lị.

Cháo sò huyết: gạo tẻ 200 gram, sò huyết tươi 500 gram, trứng vịt muối 1 quả, gừng, gia vị, hành, hạt tiêu. Sò huyết rửa sạch bùn đất, đun sôi nước rồi thả vào, ngâm 5 phút vớt ra, cạy lấy thịt. Sau đó xào sò huyết với dầu, hành gia vị cho thơm. Gạo tẻ nấu nhừ thành cháo. Khi cháo chín, cho trứng muối và sò huyết vào khuấy đều là dùng được.


Sò huyết xào mì: mì (nui) 100 gram, sò huyết 100 gram, cà chua, nấm rơm, hành tây, gia vị vừa đủ. Thịt sò huyết sốt cùng với cà chua, nấm rơm thái nhỏ. Phi thơm tỏi rồi cho mì (nui) đã luộc chín vào xào. Trút mì ra đĩa, cho hỗn hợp sò huyết xào nấm, cà chua lên trên, trộn đều. Ăn nóng.

Sò huyết sốt me: sò huyết 1 kg, me chín 300 gram, đường, muối, tỏi, gia vị vừa đủ. Sò huyết rửa sạch, để ráo nước. Me chín bỏ hạt. Sò huyết hấp, lấy thịt. Phi hành tỏi rồi cho sò huyết, me chín xào to lửa, nêm gia vị, ăn nóng.

Thịt sò và vỏ sò đều được y học cổ truyền dùng làm thuốc. Vỏ sò đã lấy hết thịt, rửa sạch, đập vụn cho vào nồi đất trát kín, nung đến khi đỏ hồng. Lấy ra để nguội, tán nhỏ, rây bột mịn hoặc nhúng ngay vỏ sò đang hồng vào giấm với tỷ lệ 1 kg vỏ sò với 100 ml giấm rồi tán bột mịn. xem thêm>>>
-------------

Thực hư thông tin rửa thịt gà trước khi nấu sẽ gây chết người

Trên các trang mạng xã hội những ngày qua lan truyền nhiều thông tin không nên rửa thịt gà trước khi luộc, nấu vì sẽ lây lan virut gây bệnh Campylobacter - một loại vi khuẩn có thể gây chết người khiến nhiều chị em phụ nữ đặc biệt lo lắng.

Theo nghiên cứu của Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm (FSA) tại nước Anh cho biết, thói quen rửa thịt gà trước khi nấu có thể khiến vi khuẩn Campylobacter có cơ hội lan rộng ra tay, các bề mặt, quần áo và dụng cụ nhà bếp do nước rửa thịt bắn ra ngoài. Các nhà khoa học cho biết, vi khuẩn Campylobacter gây bệnh cho khoảng 280.000 người Anh mỗi năm.

Vi khuẩn Campylobacter là nguyên nhân thường xuyên gây ra các ca ngộ độc thực phẩm ở Anh. Những người mắc bệnh sẽ hết trong vài ngày, nhưng có thể loại vi khuẩn này ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.

Vi khuẩn Campylobacter cũng có thể gây chết người, đối tượng có nguy cơ cao nhất là trẻ em dưới năm tuổi và người già.

Rửa thịt gà sẽ gây bệnh cho cả gia đình???

Giải đáp những thắc mắc của đã số chị em phụ nữ về việc này, BS Doãn Thị Tường Vi – nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng BV 198 cho biết: thông tin không nên rửa thịt gà trước khi luộc, nấu để tránh lây lan virut gây bệnh là không chính xác.

"Chắc một điều là sẽ không có ai khi mua thịt gà ở chợ về mà không rửa sạch sẽ lại rồi cho gà đó vào nồi để nấu nướng? Ai sẽ dám ăn loại thịt gà đó. Hầu hết thịt gà sơ chế như làm lông, mổ gà… thường được làm thủ công, môi trường không đảm bảo vệ sinh. Có nhiều chỗ làm thịt gà, họ chỉ cần một nồi nước sôi có thể nhúng nhiều con gà để làm sạch lông và làm sạch phủ tạng cũng do chính tay người sơ chế lông làm. Trong khi, sơ chế bằng dây chuyền công nghệ tập trung số lượng rất ít", BS Vi nói.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội) cũng cho rằng đây là điều phi lý. Nếu không vệ sinh thực phẩm cẩn thận trước khi chế biến thì không đảm bảo vệ sinh và nguy cơ nhiễm nhiều loại khuẩn nguy hại hơn là rất dễ xảy ra.

Việc mắc bệnh vì vi khuẩn Campylobacter có thể xuất phát từ nguồn nước sinh hoạt, ăn phải động vật đã bị nhiễm khuẩn sẵn chứ không thể nằm ở việc rửa gà bằng nước. Bởi vậy, kể cả việc chúng ta tự tay thịt gà hay mua ở chợ, siêu thị vẫn phải rửa sạch dưới vòi nước chảy. Sau đó, dùng một ít muối sát vào thịt gà rồi sửa sạch bằng nước trước khi chế biến.

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên khi chế biến thịt gà như sau:

- Bọc thịt gà bằng giấy bọc thực phẩm chuyên dụng.

- Đặt ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh nhằm ngăn những giọt nước từ gà sống nhỏ sang các loại thực phẩm khác.

- Tuyệt đối không rửa thịt gà bằng nước.

- Rửa sạch tất cả các dụng cụ nhà bếp, thớt và các bề mặt sử dụng sau khi chặt thịt gà.

- Cách an toàn nhất để chế biến thịt gà là nấu kĩ, có thể chế biến theo các kiểu như nướng, chiên, luộc vì khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, tất cả vi khuẩn đều bị tiêu diệt. xem thêm>>>

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét