Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

lời khuyên giúp phòng ngừa tai biến - Những dấu hiệu ung thư cổ tử cung dễ bị nhầm lẫn với bệnh phụ khoa khác

5 lời khuyên giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu nào là hiện tượng suy giảm chức năng của não xảy ra đột ngột do một mạch máu bị vỡ hoặc tắc gồm động mạch, mao mạch và hiếm hơn là tĩnh mạch mà không phải do chấn thương. Nếu ở thể nhẹ, một số người phục hồi hoàn toàn, còn nặng có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng.

Bà Nguyễn Thị Ngọc, Trưởng nhóm Điều dưỡng Lão khoa, Phòng khám Gia đình Việt Úc (Hà Nội) cho biết, để phòng ngừa, mọi người cần biết các nguyên nhân, yếu tố thuận lợi gây tai biến mạch máu não. Ngoài ra, nên chú ý cách phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng khi bị bệnh.



5 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn căn bệnh nguy hiểm này:

Thường xuyên theo dõi sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế: Việc này giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu hay rối loạn nhịp tim… Các chỉ số huyết áp, đường máu, đường mỡ, nhịp tim phải được kiểm soát tốt trong giới hạn cho phép để phòng ngừa biến chứng.

Tránh béo phì: Luôn giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) trong giới hạn lý tưởng từ 18,5 đến 22,9kg/m3 bằng các hoạt động thể lực và thực hiện các chế độ ăn đảm bảo năng lượng 30Kcal/kg cân nặng một ngày. Hạn chế dùng các đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán; hạn chế muối và các loại phủ tạng động vật, mỡ động vật, bơ.

Hoạt động thể lực: Bạn cần lựa chọn phương thức hoạt động thể lực cho phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, thậm chí phải theo sự hướng dẫn của các chuyên khoa. Không nên có những hoạt động hoặc lao động gắng sức, cần hoạt động thể lực như đi bộ vào các buổi sáng khoảng 30 phút một ngày, tập yoga, tập khí công…

Tránh các yếu tố gây tai biến mạch máu não: Tránh các trạng thái căng thẳng, stress, không thức quá khuya, tránh mất ngủ bằng cách tạo môi trường trong sạch, tạo không gian cho giấc ngủ yên tĩnh và không dùng cà phê, nước chè vào buổi tối. Tránh lạnh đột ngột, không tắm khuya hoặc ở nơi có gió lùa. Cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông, khi nhiệt độ tăng cao vào mùa hè.

Không hút thuốc lá, kiêng rượu bia và các chất kích thích khác: Hút thuốc lá nguy cơ cao gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, gây rối loạn nhịp tim… Ngoài ra, hút thuốc còn làm giảm tác dụng của thuốc trong điều trị tăng huyết áp. source>

-----

Những dấu hiệu ung thư cổ tử cung dễ bị nhầm lẫn với bệnh phụ khoa khác
Chào bác sĩ, tôi đang lo lắng không biết mình có bị ung thư cổ tử cung hay không. Tôi sinh em bé cách đây 6 năm. Trong suốt 5 năm sau sinh tôi không có biểu hiện gì lạ. Chỉ khoảng gần 1 năm trở lại đây tôi thường xuyên bị chảy máu sau mỗi lần "quan hệ vợ chồng". Không những thế tôi còn hay bị đau vùng hông, đau bụng dưới, dịch âm đạo ra nhiều, có mùi hôi. Tôi đã đi khám phụ khoa và dùng thuốc đặt nhưng không thấy đỡ. Tôi chưa làm bất kì xét nghiệm nào. Tôi muốn hỏi, những dấu hiệu như vậy có phải chứng tỏ là tôi bị ung thư cổ tử cung rồi hay không? Rất mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn! (H. Nguyên)

Trả lời:

Bạn H. Nguyên thân mến!

Trước tiên, phải nói với bạn rằng, qua mô tả của bạn rất khó để kết luận bạn có bị ung thư cổ tử cung hay không. Mặc dù những bệnh nhân ung thư cổ tử cung thường gặp những triệu chứng đó nhưng nó cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh phụ khoa khác, vậy nên rất dễ gây nhầm lẫn. Để biết chính xác bạn đang bị bệnh gì thì cần đi thăm khám cẩn thận, thực hiện các xét nghiệm cần thiết tại bệnh viện chuyên sản phụ khoa.



Bệnh ung thư cổ tử cung nếu được phát hiện sớm có thể được chữa khỏi.

Nói thêm về bệnh ung thư cổ tử cung để bạn hiểu, đây là bệnh ung thư thường gặp thứ 2 ở phụ nữ, sau ung thư vú. Bệnh ung thư cổ tử cung nếu được phát hiện sớm có thể được chữa khỏi, ngược lại, nếu điều trị muộn sẽ khó chữa và thậm chí đe dọa tính mạng.

Ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra. HPV cư trú ở da, niêm mạc, hay dịch nhầy bộ phận sinh dục, từ đó có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua sinh hoạt tình dục.

Phụ nữ có quan hệ tình dục với nhiều người đàn ông, có quan hệ tình dục sớm, sinh đẻ, nạo hút thai nhiều lần... thường có nguy cơ bị bệnh ung thư này cao hơn. Ở giai đoạn sớm, bệnh không có triệu chứng cụ thể nên rất khó phát hiện, thậm chí dễ nhầm lẫn với những bệnh phụ khoa hoặc ung thư khác.

Thông thường, bệnh nhân ung thư cổ tử cung có thể gặp những triệu chứng như dưới đây:

- Sút cân đột ngột: Nếu bạn đột ngột sút cân mà không phải do ăn kiêng, bạn nên cẩn thận vì đây có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung, đặc biệt là nếu cân nặng giảm đi đáng kể.

- Đầy hơi: Bạn nên lưu tâm nếu bạn cảm thấy đầy lên ở vùng xương chậu. Nếu bạn gặp phải những triệu chứng này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

- Kinh nguyệt bất thường: Kinh nguyệt và máu kinh nguyệt bất thường cũng có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Vì vậy, bạn nên cảnh giác với kinh nguyệt không đều và máu kinh nguyệt không bình thường bởi vì nó là một dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.

Một số dấu hiệu khác có thể thấy như: Đau bụng vùng tiểu khung, đau trong khi giao hợp, ra nhiều khí hư màu trắng và hôi…

Để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, chị em cần đi khám phụ khoa định kỳ ở các cơ sở y tế chuyên khoa để tầm soát ung thư cổ tử cung (soi cổ tử cung, xét nghiệm Pap). Với trường hợp của bạn, các triệu chứng bất thường kéo dài và điều trị bằng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ mà vẫn không khỏi thì bạn nên nói chuyện lại với bác sĩ để có hướng thăm khám và điều trị mới, bao gồm cả việc cho bạn làm những xét nghiệm cần thiết.

Chúc bạn vui khỏe!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét