Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Những người chết cũng không được ăn đỗ xanh - Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của rau ngót

Những người chết cũng không được ăn đỗ xanh

Đỗ xanh chứa một lượng giá trị dinh dưỡng cao mà không chứa nhiều chất béo. Tuy nhiên, có những người không nên ăn đỗ xanh vì nếu ăn sẽ có mang bệnh vào người.

Những người không được ăn chè đỗ xanh

- Những người có tính hàn thì (biểu hiện chân tay lạnh thiếu lực, lưng, chân đau nhức và đi ngoài phân lỏng) khi ăn đỗ xanh càng làm bệnh tình nặng thêm thậm chí còn làm đau bụng đi ngoài dẫn đến mất nước làm cho cơ bắp và khớp đau nhức, từ dạ dày yếu dẫn đến hệ thống tiêu hóa.

- Người già, trẻ em và những người bị đau dạ dày, tụy yếu và lạnh không nên ăn chè đậu xanh. Các nhà khoa học đã chứng minh: Trong đậu xanh có chứa một số hàm lượng dinh dưỡng còn cao hơn thịt gà, nên trong thời gian ngắn khó mà tiêu hóa hết các chất dinh dưỡng trong đậu. Hơn nữa đậu xanh thuộc loại thức ăn lạnh, vì vậy, sau khi ăn chè đậu xanh bệnh dễ bị tái phát.

- Khi đang đói bụng bạn không nên ăn đỗ xanh vì đậu xanh có tính hàn khi ăn vào bụng đói không tốt cho dạ dày.

- Không nên ăn quá nhiều đỗ xanh, nó có thể gây ra bệnh dạ dày, đường ruột. Nữ giới ăn đỗ xanh quá lượng sẽ bị các bệnh phụ khoa như: có bạch đới, bị trướng bụng, đau bụng kinh ..

- Uống thuốc Đông Y không nên ăn đỗ xanh. Trong “Bản thảo cang mục” viết, đỗ xanh khí vị ngọt hàn, không độc, hóa giải toàn bộ thảo mộc.

Dân gian cũng thường xem đỗ xanh là một thủ pháp cấp cứu trúng độc. Vì vậy, dân gian truyền tai, đỗ xanh và thuốc Đông Y không thể đồng thời uống cùng nhau. Điều này lưu truyền đến tận bây giờ.
Ăn bao nhiêu là tốt?


Người lớn thường ăn 2-3 lần/tuần, mỗi lần một cốc là được. Trẻ em lại cần dựa vào cơ địa cụ thể của từng bé để định, tốt nhất nên tư vấn bác sỹ trước.

Thông thường, trẻ em 2-3 tuổi khi bắt đầu ăn cháo, có thể ăn một chút đỗ xanh. Sau 6 tuổi mới ăn theo lượng người lớn. nguồn>>>

------
Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của rau ngót
Theo một số nghiên cứu về thành phần hóa học của rau ngót cho thấy trong 100g rau ngót có 6,5g đạm, 0,08g chất béo, 9g đường, 503mg kali, 15,7mg sắt, 13,5mg mangan, 0,45mg đồng, 85mg vitamin C, 0,033mg B1, 0,88mg B2. Qua đây thấy rau ngót (so với các rau lá khác) nhiều đạm, chất sắt, mangan.

Với lượng đạm thực vật cao như vậy nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận.

Ngoài ra, rau ngót là một trong số ít các thực vật hiếm có chứa vitamin K. Theo American of clinical nutrition 1/1999 và tài liệu của Trường đại học Berkeley 7/1999, ăn rau có vitamin K thiên nhiên làm giảm nguy cơ gãy xương ở người già, do nó bảo vệ cấu trúc khung sụn chống lại sự bào mòn.

Theo Y học cổ truyền, rau ngót tính mát lạnh, vị ngọt, có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Lá rau ngót ngoài công dụng nấu canh, còn là một vị thuốc nhân dân dùng chữa sót nhau thai và chữa tưa lưỡi.

Mùa hè nên ăn nhiều rau ngót vì ngoài tính mát, rau ngót nhiều tác dụng chữa bệnh.

Thanh nhiệt, giải độc

Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Rau ngót tươi nên được dùng dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh.

Giảm cân

Rau ngót có khả năng sinh nhiệt thấp, chứa ít calo, ít gluxit và lipid nhưng chứa nhiều protein nên rất có lợi cho những người muốn giảm cân. Nó sẽ giúp bạn không những no lâu mà còn không cần hấp thụ nhiều calo vào cơ thể.

Chữa trẻ bị sốt nóng
Trong dân gian vẫn thường sử dụng lá rau ngót rửa sạch, giã nát và lọc lấy nước cho trẻ uống, sau đó lấy bã đắp sẽ giúp trẻ hạ được thân nhiệt khi đang bị nóng, sốt.

Hỗ trợ điều trị táo bón

Rau ngót có chứa chất giúp bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên giúp ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau khi sinh nên dùng rau ngót để bổ âm, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh.

Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được rau ngót. Trong rau ngót có chứa chất ngăn cản sự hấp thụ của canxi nên người thiếu canxi cần tránh ăn, hay rau ngót có thể là nguyên nhân gây nên sảy thai với người có tiền sử sảy thai...

Cho đến nay những nghiên cứu khoa học chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tác hại của rau ngót với thai kỳ. Tuy nhiên, trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin cao gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, khiến dễ sảy thai.

Chính vì vậy thai phụ, đặc biệt là với những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao.

Phụ nữ mang thai bình thường thỉnh thoảng vẫn có thể ăn một ít rau ngót luộc hay nấu canh. Tuy nhiên phải chọn những loại rau ngót sạch, tươi để tránh ngộ độc thực phẩm. nguồn>>>

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét