Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Uống rượu bia - trước khi đi ngủ

Uống rượu bia dễ mắc bệnh ung thư
Rượu bia là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Báo cáo thực trạng toàn cầu về chất có cồn và sức khỏe năm 2014 chỉ ra có 3,3 triệu người tử vong liên quan tới rượu bia. Trong đó, nguyên nhân tử vong do ung thư đứng hàng thứ 4, chiếm 12,5% sau bệnh tim mạch, tiểu đường, tai nạn thương tích và bệnh tiêu hóa.

Bác sĩ Trần Quốc Bảo, phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tác hại của việc sử dụng rượu bia phụ thuộc vào cách thức uống và mức độ uống. Nó gây độc cho tế bào, tác động sinh - chuyển hóa lên tế bào, từ đó dẫn đến các bệnh mãn tính, bệnh không lây nhiễm như ung thư, tăng huyết áp. Rượu bia và ethanol được Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IRAC) xếp vào nhóm chất gây ung thư gồm: ung thư khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ. Theo đó, không có ngưỡng uống rượu bia nào là an toàn để phòng bệnh ung thư.


Việt Nam trở thành quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 3 châu Á, chỉ sau Nhật Bản, Trung Quốc. Biểu đồ về tiêu thụ chất có cồn bình quần đầu người uống (trên 15 tuổi): Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế.

Tổng hợp các nghiên cứu gần đây về đồ uống có cồn và nguy cơ ung thư của Ủy ban về các chất gây ung thư Anh (CoC) cũng đã củng cố cho kết luận về mối liên quan quan trọng giữa rượu bia và ung thư. Theo đó, việc uống rượu bia, ngay cả một lượng nhỏ cũng làm tăng nguy cơ của một số bệnh ung thư so với những người không uống. Các nguy cơ mắc ung thư liên quan đến rượu bia giảm dần theo thời gian từ khi ngừng uống rượu bia, nhưng có thể phải mất nhiều năm trước khi nguy cơ giảm xuống ở mức như những người bình thường chưa bao giờ uống rượu bia.

Những bằng chứng trên đã dẫn tới việc Cơ quan y tế của Anh thay đổi hướng dẫn về sử dụng đồ uống có cồn đối với nam giới. Cụ thể, nam giới không nên uống nhiều hơn 14 đơn vị mỗi tuần, mức độ tương tự cũng được khuyến cáo đối với phụ nữ. Mức độ này tương đương với 6 lon bia có độ mạnh trung bình một tuần, khi đó sẽ giữ cho nguy cơ mắc ung thư và các bệnh khác ở mức thấp. Các hướng dẫn trước đây là 21 đơn vị đối với nam và 14 đơn vị cho nữ mỗi tuần (một đơn vị đồ uống của Anh tương đương với khoảng 8 g cồn nguyên chất).

Theo phó giáo sư Nguyễn Nghiêm Luật, nguyên trưởng bộ môn Hóa-Sinh, Đại Học Y Hà Nội; một số nghiên cứu chỉ ra rằng, với các bệnh ung thư miệng, họng, thanh quản, thực quản, người uống khoảng 1,5 đơn vị rượu một ngày có nguy cơ tăng khoảng 5 lần đối so với những người không bao giờ uống hoặc chỉ thỉnh thoảng uống. Thậm chí, người chỉ uống không quá một ly mỗi ngày cũng có nguy cơ cao hơn 20% so với người không uống rượu.

Đối với ung thư vú, người thường xuyên uống một lượng nhỏ rượu cũng có thể làm tăng nguy cơ. Một phụ nữ uống khoảng 1,5 đơn vị rượu một ngày có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú lên 5%; cứ uống thêm 10g/ ngày thì nguy cơ ung thư vú tăng thêm khoảng 7-12%. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người chỉ uống một lượng nhỏ rượu (2 đơn vị một ngày, tương đương khoảng nửa lít bia hoặc một cốc lớn rượu vang) cũng có nguy cơ ung thư đại trực tràng tăng 9 % so với người không uống rượu.

Vì thế, để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và các bệnh liên quan khác, Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IRAC) khuyên mọi người tốt nhất không nên uống rượu bia hoặc nếu có uống thì nên giới hạn mức độ như sau:

- Nam/nữ giới khỏe mạnh không nên uống quá 2 đơn vị cồn một ngày để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và chấn thương.

- Không nên uống quá 4 đơn vị cồn trong một lần uống bất kỳ để giảm nguy cơ bị tai nạn thương tích do rượu bia.

- Người dưới 18 tuổi không nên uống rượu bia.

- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú tốt nhất không nên uống rượu bia, nếu uống có thể gây hại cho bào thai và cho trẻ bú mẹ.

- Để giảm lượng cồn dung nạp vào cơ thể thì phải có vài ngày không uống rượu bia trong một tuần.

Một đơn vị cồn của Tổ chức Y tế Thế giới bằng 10 g cồn nguyên chất, tương đương với 3/4 chai bia 330 ml (5%), một ly rượu vang 100 ml (13,5%), một cốc bia hơi 330 ml, hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (40%). xem thêm>>>

----------

Đặt lá bắp cải vào ngực và chân trước khi đi ngủ - bạn sẽ thấy điều kì diệu xảy ra
Khi bạn nhấn vào tay hoặc chân mà cảm thấy chúng đang sưng phồng lên, hãy quấn lá bắp cải tươi, sau đó dùng bông băng để băng kín lại. Điều này cũng được thực hiện trong trường hợp bạn bị đau mắt cá chân. Để đạt kết quả tốt nhất, hãy băng chặt vết thương và để qua đêm. Khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau, bạn sẽ nhận thấy triệu chứng đau giảm đáng kể.

Chữa đau tuyến giáp

Tuyến giáp đặc biệt quan trọng đối với các hoạt động của quá trình chuyển hóa, giúp tăng cường trao đổi chất và điều khiển các chức năng của hệ thống tiêu hóa. Nếu chẳng may bị đau tuyến giáp, bạn hãy đặt lá bắp cải lên cổ họng, sau đó cố định bằng một chiếc khăn choàng hoặc bông băng. Để nguyên như vậy ngủ qua đêm và đừng quên gỡ bỏ nó vào sáng hôm sau.

Chữa đau đầu

Những cơn đau đầu dữ dội có thể xuất phát từ nguyên nhân đôi mắt của bạn đang có vấn đề, bạn đang bị stress hoặc mệt mỏi kéo dài. Hãy đắp lá bắp cải tươi lên đầu và hai thái dương. Sau đó, bạn có thể cố định đám lá bằng cách đội mũ chụp và để qua đêm.

Đau ngực vì cho con bú

Nếu các mẹ hay bị đau vùng ngực khi cho bé bú, đừng quên đắp lá bắp cải và ép chặt, cơn đau sẽ nhanh chóng tan biến. Bạn có thể làm điều này bất cứ khi nào có thể đều sẽ thấy hiệu quả giảm đau nhức ngực tức thì.

Đông y công nhận hiệu quả giảm đau từ lá bắp cải

Về chuyện thực hư giúp giảm đau của lá bắp cải, ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) khẳng định, điều này là hoàn toàn có thật.

Trong Đông y, bắp cải có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế, trừ đàm thấp, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, giải độc, lợi niệu. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong bắp cải rất giàu hàm lượng vitamin A, B, đặc biệt chứa nhiều chất chống ung thư như Sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol-33 carbino...

“Không chỉ có vậy, trong loại rau này còn có một chất giúp chống viêm và giảm đau có hiệu quả. Vì thế, việc sử dụng bắp cải để chữa đau nhức, đau hạch, đau vùng ngực do cho con bú… là một kinh nghiệm thực tế”, ThS Toàn khẳng định.

Thêm vào đó, bạn có nhiều cách sử dụng lá bắp cải mà hiệu quả chữa bệnh vẫn đạt như mong muốn. ThS Toàn gợi ý, có thể ép lá bắp cải để lấy nước uống, còn bã thì đắp lên vùng bị đau nhức, cả hai việc này đều hỗ trợ giảm đau hiệu quả cho các bệnh như đau khớp, đau chân tay, đau do bệnh gút, đau dây thần kinh tọa… Ngoài ra, bạn có thể lấy lá bắp cải hơ nóng, đắp vào mỗi chỗ đau 3-4 miếng, sau đó dùng băng cố định bên ngoài. “Việc hơ nóng lá bắp cải giúp khu vực được đắp lên sẽ giãn mạch, tăng cường tuần hoàn tại chỗ, giải phóng các chất gây đau ở tại ổ viêm. Đồng thời sẽ làm cho những chất từ lá bắp cải thẩm thấu qua da, tác động vào vùng bệnh và phát huy tác dụng giảm đau, chống viêm tốt hơn”.

Bắp cải còn có thể chữa được vô số bệnh mãn tính

Không chỉ dừng lại ở việc giảm đau, ThS Toàn còn đưa ra một số bệnh lý mà bắp cải có thể chữa trị mà mọi người cần biết như:

- Chữa ho, chừa đờm. Cách dùng: Bắp cải ép lấy nước, có thể pha thêm mật ong và uống nhiều lần trong ngày, mỗi ngày 80-100g.

- Hỗ trợ, điều trị đái tháo đường. Cách dùng tương tự như trên.

- Chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Cách dùng: Uống nước ép bắp cải. Việc này sẽ giúp chóng lành các vết loét, nhất là vết loét của dạ dày, ruột. Nguyên nhân bởi trong nước ép bắp cải có rất nhiều vitamin U – có lợi cho việc chữa lành các vết thương dạ dày và tá tràng.

- Chữa táo bón. Cách dùng: Bạn có thể luộc ăn hoặc ép lấy nước uống đều có thể cải thiện chứng bệnh này.

- Chống rối loạn lipid máu, béo phì. Do đó, chế độ ăn của những đối tượng thừa cân, béo phì cần bổ sung bắp cải với nhiều dạng khác nhau như xào, luộc, ăn sống, uống sinh tố…

- Phòng chống ung thư. Đây là tác dụng đặc biệt nhất của loại rau này. Trong bắp cải có chứa Sinigrin - hoạt chất chống lại sự ác tính của tế bào nên có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư.

- Chữa xuất huyết như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, trĩ…

- Phòng chống và chữa trị bệnh gút. Bắp cải giúp đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.

- Ngoài ra nước ép bắp cải có thể chữa viêm họng, viêm phế quản, khàn tiếng, nhiễm nấm ngoài da…

Khuyến cáo khi dùng lá bắp cải

Lá bắp cải là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, không chứa chất độc dù bạn uống trong hay đắp ngoài. Tuy nhiên, khi sử dụng trong chữa bệnh, ThS Toàn đưa ra một số khuyến cáo:

- Khi hơ nóng lá bắp cải không nên để nóng quá rồi đắp vào vùng đau nhức vì rất dễ gây bỏng.

- Khi mua ngoài thị trường, bắp cải có thể sử dụng chất bảo quản, hóa chất độc hại. Do đó, nếu bạn dùng bắp cải để ép lấy nước uống thì nên ngâm với nước muối khoảng 1 giờ với nước, sau đó để ráo nước, nghiền nát và lấy nước uống.

- Với những người thể tạng hư hàn, hay bị đi lỏng, hay đau bụng do lạnh, khi ăn bắp cải phải kèm với gừng tươi. Bạn có thể cho gừng tươi vào rau luộc hay nước ép sẽ dự phòng được tình trạng rối loạn tiêu hóa do tính hư hàn của bắp cải. xem thêm>>>>>
-----------


 mat na dua lam trang da
Mặt nạ dừa và công dụng: 
-Làm mịn màng làn da, dữ ẩm, làm trắng da mặt tự nhiên, làm mờ vết thâm, chống lão hóa da mặt, chống khuẩn trên da mặt
-Mặt nạ dừa giúp cân bằng độ pH, hạn chế mụn trứng cá, nếp nhăn; phục hồi và tái tạo da; giữ ẩm, làm trắng sáng và mịn da mặt tự nhiên.
-Chống nắng, làm mờ vết thâm; chống lão hóa da; làm sạch và kháng khuẩn trên da mặt. 
Mua hàng ở đây>>>>

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét