Hướng dẫn chăm sóc phụ nữ mang thai trong thời điểm vi rút Zika xuất hiện ở Việt Nam
Thông tin vi rút Zika xuất hiện ở Việt Nam và đã có 2 người nhiễm bệnh, trong đó có 1 phụ nữ 33 tuổi và đang mang thai 2 tháng khiến nhiều chị em vô cùng lo lắng.
Loại vi rút này được coi là nguyên nhân dẫn đến hội chứng đầu nhỏ ở những thai nhi có mẹ bị nhiễm bệnh. Theo PGS Cường, hội chứng đầu nhỏ là bệnh hiếm gặp nên tỷ lệ mắc thấp, chỉ khoảng 10% thai phụ nhiễm vi rút Zika sinh con ra bị dị tật đầu nhỏ. Có nghĩa không phải thai phụ nào nhiễm zika cũng sinh ra trẻ bị hội chứng đầu nhỏ. Hiện nay chỉ nghi ngờ sự liên quan giữa em bé bị chứng đầu nhỏ với bà mẹ bị nhiễm vi rút Zika nhưng cơ chế lây bệnh và cơ chế tác dụng của vi rút Zika với chứng đầu bé vẫn chưa được khẳng định.
Vi rút Zika lây qua muỗi mà nước ta là nước nhiệt đới nên muỗi rất nhiều, vì thế, việc phòng và phát hiện hội chứng đầu bé ở phụ nữ mắc Zika là rất cần thiết. Vì thế, dù Việt Nam đã có hai trường hợp nhiễm Zika nhưng người dân không nên quá lo lắng.
Cũng theo khuyến cáo của PGS Cường, nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm Zika nhưng thai nhi không bị ảnh hưởng thì hoàn toàn có thể theo dõi quản lý thai như bình thường. Phụ nữ có thai ở vùng có dịch bệnh cần phải đi khám, siêu âm 2 tuần/lần và phải thường xuyên theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc phụ nữ mang thai trong bối cảnh dịch bệnh do vi rút Zika của Bộ Y tế. Chị em đang mang bầu hoặc chuẩn bị mang bầu nên tham khảo để biết cách chăm sóc sức khỏe cho mình và thai nhi.

Một số lưu ý phòng ngừa lây nhiễm vi rút Zika đối với phụ nữ đang mang bầu hoặc chuẩn bị mang bầu:
Phụ nữ mang thai có thể bị lây nhiễm vi rút Zika có muỗi vằn đốt hoặc quan hệ tình dục với người nhiễm vi rút Zika mà không sử dụng bao cao su. Nhiễm vi rút Zika ở phụ nữ mang thai có nguy cơ gây dị tật và chứng đầu nhỏ ở thai nhi.
Vì vậy, chị em cần chủ động diệt muỗi, bọ gậy (loăng quăng), tránh muỗi đốt và dùng bao cao su để phòng lây nhiễm Zika.
Đối với cặp vợ chồng/bạn tình dự định có thai:
- Không nên đi đến vùng dịch khi không thực sự cần thiết.
- Các cặp vợ chồng, bạn tình đang sống tại vùng có dịch hoặc trở về từ vùng dịch nếu có ý định mang thai cần đến cơ sở y tế để khám và tư vấn trước khi quyết định mang thai.
Đối với phụ nữ đang mang thai:
- Cần đi khám thai định kì theo quy định tại nsgn dẫn quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Những phụ nữ có thai sống tại vùng dịch/hoặc đi, về từ vùng dịch, nếu có các triệu chứng như sốt, phát ban hoặc các dấu hiệu khác của bệnh cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn.
- Người chồng hoặc bạn tình của người phụ nữ mang thai, sống trong vùng dịch hoặc từ vùng dịch trở về cần dùng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) để tránh những biến chứng có thể xảy ra đối với thai nhi. xem thêm>>>
--------------
Cuộc sống trong bóng tối của cậu bé mắc bệnh sợ mặt trời
Chỉ 18 người trên thế giới mắc chứng bệnh XLPDR, như Alex Gentile (Italia) không bao giờ có thể thực hiện mơ ước được chơi cùng bạn bè ngoài sân.
"Nhiệt độ cao khiến con gặp nguy hiểm", mẹ của Alex là Patrizia giải thích. "Chỉ sơ sảy một chút thôi là Alex sẽ chết". Vì căn bệnh XLPDR hiếm gặp, cậu bé 8 tuổi không thể tiếp xúc lâu với ánh mặt trời.
Theo CNN, vài ngày sau khi sinh Alex, Patrizia đã biết có gì đó không ổn. Cậu bé rất nhạy cảm với với ánh sáng, thường xuyên khóc và đau bụng. Em còn bị nhiễm trùng hô hấp khi mới 2 tháng tuổi và không thể đổ mồ hôi nên người rất dễ nóng. Tình trạng của Alex khiến các bác sĩ bối rối. Phải mất đến 3 năm, bệnh viện mới phát hiện căn bệnh của em.

Alex phải đeo kính ngay khi ở trong xe vì ánh nắng có thể khiến em bị mù. Ảnh: Luca Catalano Gonzaga.
XLPDR hay rối loạn sắc tố da liên kết với nhiễm sắc thể X bị gây ra bởi gen POLA1, thường bị nhầm lẫn sang bệnh khác. Cho đến nay, chỉ 18 trường hợp mắc XLPDR được ghi nhận. Căn bệnh khiến Alex bị loét giác mạc và rất nhạy cảm với ánh sáng. Ở ngoài nắng lâu, cậu bé sẽ đau đớn hoặc thậm chí bị mù.
Cơ thể Alex không có khả năng điều chỉnh nhiệt độ nên không thể đổ mồ hôi hay khóc, ít nước bọt hơn người bình thường và phải ăn đồ nguội. Càng lớn, bệnh tình của em càng trầm trọng. "Không có phương thuốc điều trị nào cả. Chỉ có thuốc nhỏ mắt, kem dưỡng thể, kháng sinh và giám sát nhiệt độ", Patrizia nghẹn ngào. Người mẹ đã hy sinh công việc để chăm sóc Alex cùng con gái lớn.
Patrizia cố gắng giúp con trai sống một cuộc sống bình thường. Alex đến trường học với sự giúp đỡ của giáo viên cùng bác sĩ mắt nhưng đôi khi bị trêu chọc vì làn da khác thường, hoạt động chậm chạp và vụng về. "Alex coi mình như bao bạn đồng lứa khác nhưng con hiểu rõ bệnh tình của mình", Patrizia bộc bạch. "Con không thể chạy hoặc chơi như những đứa trẻ khác".
Luca Catalano Gonzaga, một phóng viên ảnh tại Rome (Italia) đã quyết định đến thăm Alex để thực hiện một bộ ảnh. "Gia đình của Alex, đặc biệt là Patrizia đã dạy cho tôi biết thế nào là không từ bỏ", anh chia sẻ. "Nụ cười luôn hiện trên gương mặt họ cho dù Alex phải đối mặt với hàng loạt thử thách". Thông qua bộ ảnh, Gonzaga hy vọng các nhà hảo tâm sẽ đóng góp để em bé được chăm sóc tốt nhất và các nhà khoa học dành thời gian nghiên cứu chế tạo thuốc cho những người mắc bệnh hiếm gặp. xem thêm>>>
Thông tin vi rút Zika xuất hiện ở Việt Nam và đã có 2 người nhiễm bệnh, trong đó có 1 phụ nữ 33 tuổi và đang mang thai 2 tháng khiến nhiều chị em vô cùng lo lắng.
Loại vi rút này được coi là nguyên nhân dẫn đến hội chứng đầu nhỏ ở những thai nhi có mẹ bị nhiễm bệnh. Theo PGS Cường, hội chứng đầu nhỏ là bệnh hiếm gặp nên tỷ lệ mắc thấp, chỉ khoảng 10% thai phụ nhiễm vi rút Zika sinh con ra bị dị tật đầu nhỏ. Có nghĩa không phải thai phụ nào nhiễm zika cũng sinh ra trẻ bị hội chứng đầu nhỏ. Hiện nay chỉ nghi ngờ sự liên quan giữa em bé bị chứng đầu nhỏ với bà mẹ bị nhiễm vi rút Zika nhưng cơ chế lây bệnh và cơ chế tác dụng của vi rút Zika với chứng đầu bé vẫn chưa được khẳng định.
Vi rút Zika lây qua muỗi mà nước ta là nước nhiệt đới nên muỗi rất nhiều, vì thế, việc phòng và phát hiện hội chứng đầu bé ở phụ nữ mắc Zika là rất cần thiết. Vì thế, dù Việt Nam đã có hai trường hợp nhiễm Zika nhưng người dân không nên quá lo lắng.
Cũng theo khuyến cáo của PGS Cường, nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm Zika nhưng thai nhi không bị ảnh hưởng thì hoàn toàn có thể theo dõi quản lý thai như bình thường. Phụ nữ có thai ở vùng có dịch bệnh cần phải đi khám, siêu âm 2 tuần/lần và phải thường xuyên theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc phụ nữ mang thai trong bối cảnh dịch bệnh do vi rút Zika của Bộ Y tế. Chị em đang mang bầu hoặc chuẩn bị mang bầu nên tham khảo để biết cách chăm sóc sức khỏe cho mình và thai nhi.

Một số lưu ý phòng ngừa lây nhiễm vi rút Zika đối với phụ nữ đang mang bầu hoặc chuẩn bị mang bầu:
Phụ nữ mang thai có thể bị lây nhiễm vi rút Zika có muỗi vằn đốt hoặc quan hệ tình dục với người nhiễm vi rút Zika mà không sử dụng bao cao su. Nhiễm vi rút Zika ở phụ nữ mang thai có nguy cơ gây dị tật và chứng đầu nhỏ ở thai nhi.
Vì vậy, chị em cần chủ động diệt muỗi, bọ gậy (loăng quăng), tránh muỗi đốt và dùng bao cao su để phòng lây nhiễm Zika.
Đối với cặp vợ chồng/bạn tình dự định có thai:
- Không nên đi đến vùng dịch khi không thực sự cần thiết.
- Các cặp vợ chồng, bạn tình đang sống tại vùng có dịch hoặc trở về từ vùng dịch nếu có ý định mang thai cần đến cơ sở y tế để khám và tư vấn trước khi quyết định mang thai.
Đối với phụ nữ đang mang thai:
- Cần đi khám thai định kì theo quy định tại nsgn dẫn quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Những phụ nữ có thai sống tại vùng dịch/hoặc đi, về từ vùng dịch, nếu có các triệu chứng như sốt, phát ban hoặc các dấu hiệu khác của bệnh cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn.
- Người chồng hoặc bạn tình của người phụ nữ mang thai, sống trong vùng dịch hoặc từ vùng dịch trở về cần dùng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) để tránh những biến chứng có thể xảy ra đối với thai nhi. xem thêm>>>
--------------
Cuộc sống trong bóng tối của cậu bé mắc bệnh sợ mặt trời
Chỉ 18 người trên thế giới mắc chứng bệnh XLPDR, như Alex Gentile (Italia) không bao giờ có thể thực hiện mơ ước được chơi cùng bạn bè ngoài sân.
"Nhiệt độ cao khiến con gặp nguy hiểm", mẹ của Alex là Patrizia giải thích. "Chỉ sơ sảy một chút thôi là Alex sẽ chết". Vì căn bệnh XLPDR hiếm gặp, cậu bé 8 tuổi không thể tiếp xúc lâu với ánh mặt trời.
Theo CNN, vài ngày sau khi sinh Alex, Patrizia đã biết có gì đó không ổn. Cậu bé rất nhạy cảm với với ánh sáng, thường xuyên khóc và đau bụng. Em còn bị nhiễm trùng hô hấp khi mới 2 tháng tuổi và không thể đổ mồ hôi nên người rất dễ nóng. Tình trạng của Alex khiến các bác sĩ bối rối. Phải mất đến 3 năm, bệnh viện mới phát hiện căn bệnh của em.

Alex phải đeo kính ngay khi ở trong xe vì ánh nắng có thể khiến em bị mù. Ảnh: Luca Catalano Gonzaga.
XLPDR hay rối loạn sắc tố da liên kết với nhiễm sắc thể X bị gây ra bởi gen POLA1, thường bị nhầm lẫn sang bệnh khác. Cho đến nay, chỉ 18 trường hợp mắc XLPDR được ghi nhận. Căn bệnh khiến Alex bị loét giác mạc và rất nhạy cảm với ánh sáng. Ở ngoài nắng lâu, cậu bé sẽ đau đớn hoặc thậm chí bị mù.
Cơ thể Alex không có khả năng điều chỉnh nhiệt độ nên không thể đổ mồ hôi hay khóc, ít nước bọt hơn người bình thường và phải ăn đồ nguội. Càng lớn, bệnh tình của em càng trầm trọng. "Không có phương thuốc điều trị nào cả. Chỉ có thuốc nhỏ mắt, kem dưỡng thể, kháng sinh và giám sát nhiệt độ", Patrizia nghẹn ngào. Người mẹ đã hy sinh công việc để chăm sóc Alex cùng con gái lớn.
Patrizia cố gắng giúp con trai sống một cuộc sống bình thường. Alex đến trường học với sự giúp đỡ của giáo viên cùng bác sĩ mắt nhưng đôi khi bị trêu chọc vì làn da khác thường, hoạt động chậm chạp và vụng về. "Alex coi mình như bao bạn đồng lứa khác nhưng con hiểu rõ bệnh tình của mình", Patrizia bộc bạch. "Con không thể chạy hoặc chơi như những đứa trẻ khác".
Luca Catalano Gonzaga, một phóng viên ảnh tại Rome (Italia) đã quyết định đến thăm Alex để thực hiện một bộ ảnh. "Gia đình của Alex, đặc biệt là Patrizia đã dạy cho tôi biết thế nào là không từ bỏ", anh chia sẻ. "Nụ cười luôn hiện trên gương mặt họ cho dù Alex phải đối mặt với hàng loạt thử thách". Thông qua bộ ảnh, Gonzaga hy vọng các nhà hảo tâm sẽ đóng góp để em bé được chăm sóc tốt nhất và các nhà khoa học dành thời gian nghiên cứu chế tạo thuốc cho những người mắc bệnh hiếm gặp. xem thêm>>>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét