Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

Uống nước mía khi mang thai - Gà ăn chất "vàng ô" gây ung thư


Uống nước mía khi mang thai là sai lầm?

Câu hỏi:

Em đang mang thai lần đầu và được 2 tháng. Từ tháng đầu tiên, cơ thể em luôn trong tình trạng mệt mỏi bởi các triệu trứng thai nghén như buồn nôn, nôn. Tình cờ, em biết được thông tin thai phụ uống nước mía sẽ khỏe mạnh, tinh thần thoải mái. Đặc biệt, cảm giác buồn nôn sẽ đỡ hơn, vì vậy em đã bổ sung nước mía vào chế độ dinh dưỡng mang thai. Mặc dù vậy, em rất hoang mang và lo sợ sự ảnh hưởng của đường trong nước mía tới sức khỏe của mình và thai nhi.

Thưa bác sĩ, nước mía có những dưỡng chất nào tốt cho người mang thai? Thai phụ được phép uống bao nhiêu ml nước mía/ngày? Cần lưu ý gì khi bổ sung thức uống này vào thực đơn ăn uống của bà bầu? Em xin cảm ơn.


Độc giả Ngọc Hà (24 tuổi - Lạng Sơn)

Trả lời:

Nước mía là loại nước ép tự nhiên chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của con người, nhất là các bà bầu. Việc uống nước mía trong thời kỳ mang thai không chỉ giúp các mẹ có đủ năng lượng chăm sóc thai nhi mà còn giúp cải thiện tình trạng thai nghén, làm đẹp da và phòng chống các bệnh vặt. Tuy nhiên, nhiều người lo sợ rằng: Hàm lượng đường có trong mía sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé.

Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi - Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng sẽ giúp các thai phụ hiểu rõ hơn tác dụng của nước mía đối với người mang thai; những lợi ích và lưu ý khi sử dụng nước mía.

Thai phụ uống nước mía có thể hạn chế tình trạng ốm nghén (ảnh minh họa)

Lợi ích của nước mía

Theo bác sĩ Tường Vi, thành phần dinh dưỡng của nước mía chủ yếu là đường. Trong 100ml nước mía có khoảng 12g đường. Ngoài ra, mía còn chứa nhiều loại vitamin A,B,C,… và các khoáng tố quan trọng khác như canxi, sắt, kali,.... Với giá trị dinh dưỡng trên, nước mía rất cần thiết đối với sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Giúp da dẻ hồng hào

Chất axit alpha hydroxyl trong nước mía hỗ trợ rất tốt việc cải thiện làn da. Do vậy, các vấn đề về mụn và sạm da ở mẹ bầu được ngăn ngừa đáng kể.

Hạn chế tình trạng thai nghén


“3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ mang bầu thường có biểu hiện buồn nôn, mệt mỏi,… Lúc này, chị em cần bổ sung nước mía giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái và hạn chế tình trạng buồn nôn. Vì vậy, ngoài bữa ăn chính, mẹ bầu có thể uống thêm nước mía tăng cường năng lượng, đặc biệt là khi mệt mỏi, nóng bức không ăn được nhiều”, bác sĩ Tường Vi cho hay.

Cải thiện sức đề kháng và phòng chống các bệnh vặt

Hàm lượng chất chống oxy trong nước mía giúp cơ thể cải thiện sức đề kháng và phòng chống bệnh vặt. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa còn giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú rất hiệu quả.


Chống táo bón và tiêu hóa tốt


Bác sĩ Tường Vi cho biết, để cải thiện tình trạng táo bón trong thai kỳ, mẹ bầu có thể sử dụng nước mía. Bởi, trong nước mái có chứa một lượng kali nhất định có tác dụng chống táo bón và tiêu hóa rất tốt.

Bà bầu nên bổ sung bao nhiêu ml mía/ngày?

“Đối với bà bầu, khẩu phần ăn cần phải đa dạng thực phẩm, đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng để đáp ứng được sự phát triển của thai nhi. Nhất là, mẹ luôn khỏe mạnh để chuẩn bị cho sự chào đón bé yêu. Do đó, mẹ bầu có thể sử dụng nước mía là thực phẩm bổ sung”, bác sĩ Tường Vi nhấn mạnh.

Bác sĩ Tường Vi cho biết thêm, mỗi ngày, bà bầu không nên uống quá 1 ly nước mía. Bên cạnh đó, chị em cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất từ các loại rau xanh, hoa quả tươi.

Nhai mía cũng có thể làm giảm cảm giác buồn nôn, nhạt miệng cho chị em (ảnh minh họa)

Những lưu ý khi uống nước mía trong thai kỳ

Mặc dù, nước mía đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Nhưng, chị em mang bầu cần có những lưu ý khi sử dụng nước mía.

- “Trong 3 tháng đầu thai nghén, thai phụ khi đang buồn nôn, nôn không nên uống nước mía 1 hơi dài. Các mẹ bầu có thể chia thành 2 lần hoặc sử dụng mía khúc. Nhai mía cũng có thể làm giảm cảm giác buồn nôn, nhạt miệng cho chị em”, bác sĩ Tường Vi khuyến cáo.

- Khi cảm thấy triệu trứng buồn nôn diễn ra liên tục, bà bầu có thể cho 1 chút gừng tươi vào nước mía để hạn chế cảm giác buồn nôn.

- Không nên uống nước mía vào buổi tối và buổi sáng sớm. Vì nước mía có thể làm lạnh bụng khiến bà bầu cảm thấy khó chịu. Nếu cảm thấy buồn nôn nhiều, bạn có thể cho một ít gừng tươi vào nước mía có thể làm hạn chế cảm giác buồn nôn.

- Theo bác sĩ Tường Vy, những thai phụ tăng cân quá nhanh, có biểu hiện của đái tháo đường thai kỳ thì không nên sử dụng nước mía.

Ngoài ra, khi mùa hè đến, nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Vì vậy, mẹ bầu cần chắc chắn ly nước mía phải đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ,… nguồn >>>

--------

Gà ăn chất "vàng ô" gây ung thư: Quá dễ để phân biệt...

Tuy nhiên, chất độc này lại được sử dụng tràn lan để “trang điểm” cho nhiều loại thực phẩm mang màu vàng bắt mắt. Và người tiêu dùng đang ăn loại “chất độc” này mỗi ngày mà không hề hay biết.

Vàng ô được nhập khẩu từ nước ngoài để nhuộm màu sợi vải và làm chất quét tường trong ngành xây dựng. Hóa chất này không được phép sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm nhưng nó lại thường được nông dân trộn vào thức ăn chăn nuôi gà, vịt pha với nước để ngâm măng, cải chua… Sản phẩm làm ra mang màu vàng ươm đẹp mắt nhưng lại là mối họa ung thư tiềm ẩn “dâng đến miệng” người tiêu dùng mỗi ngày.

Thậm chí, nhiều người buôn bán, nhà hàng còn quét trực tiếp chất vàng ô này vào gà để tạo sự hấp dẫn, bắt mắt. Đây là một chất hóa tan trong mỡ nên vàng ô sẽ phá hủy gan của con người đầu tiên, khả năng ung thư gan là cực cao, sau đó là tới các bộ phận liên quan khác như thận, kèm theo các triệu chứng cấp tính như nôn, tiêu chảy, hôn mê và cuối cùng là tử vong.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người tiêu dùng cần hết sức chú ý khi đi mua gà để không chọn phải con gà có chất vàng ô cực kì độc hại này.

Gà nhuộm chất vàng ô luôn có màu vàng đậm, láng bóng, còn gà sạch sẽ có màu vàng nhạt.

Trao đổi với PV báo Phụ Nữ TP.HCM, chị D.M.N (45 tuổi), bán gà làm sẵn tại chợ Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội cho biết: "Bây giờ vì lợi ích, người ta nhiều mánh khóe lắm, tôi đây ngày bán lai rai dăm bảy con gà thì không nói làm gì nhưng những người buôn bán, kinh doanh lớn thì gì mà người ta chẳng làm được, miễn kiếm được lời nhiều.

Theo kinh nghiệm của tôi, khi mua gà đặc biệt là thịt làm sẵn, nên chọn mua những con gà có da màu vàng nhạt tự nhiên, các phần như cánh, ức, lưng màu vàng đậm hơn một chút. Da gà sạch thường mỏng, mịn, không có vết bầm hay tụ máu, khi ấn tay vào cảm thấy căng, có sự đàn hồi.

Hơn nữa, người mua nên chú ý lớp mỡ dưới da gà, thịt gà bình thường có mỡ màu vàng tươi, đúng màu đặc trưng của mỡ gà. Phần thịt gà trông tươi, ngửi không có mùi hôi hoặc mùi thuốc kháng sinh.

Còn loại gà có tẩm chất vàng ô hoặc cho ăn cám trộn chất vàng ô thường có màu vàng óng đẹp và đều toàn thân, đặc biệt là da chân có màu vàng đậm. Mỡ của loại gà này thường có màu trắng, không vàng tự nhiên".

Theo chị N., khi mua hàng, người tiêu dùng đừng quá ham của đẹp, thấy đẹp là lao vào vì đa phần những con gà da dẻ vàng óng, bóng đẹp như vậy lại là gà độc.

Cùng chia sẻ về cách lựa thịt gà sạch, chị V.T.H (40 tuổi), chủ một tiệm gà sạch lâu năm trên phố Thái Thịnh, Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội cho biết: "Muốn biết gà có quét chất vàng tạo màu hay không có khó gì, cứ vắt ít nước cốt chanh hoặc ít nước muối vào, nếu da gà bị nhuộm sẽ đổi màu".

Ngoài việc chia sẻ về cách nhận biết thịt gà làm sẵn tương tự như chị N., chị H. còn cho biết thêm: "Khi đi mua gà, người mua đừng bỏ qua bước là ngửi thử thịt gà, đừng sợ người bán hàng nói thế nọ thế kia. Vì qua mùi thịt gà, cũng có thể nhận ra được đâu là gà sạch đâu là gà bẩn.

Những con gà bị nuôi cám tăng trọng hay có chất hóa học tạo màu, thậm chí là gà chết, gà thải sẽ có mùi rất hôi, mùi khang kháng của thuốc kháng sinh hoặc mùi lạ của hóa chất tạo màu. Nói chung cứ ngửi thịt gà có mùi lạ thì đừng dại gì mà mua".

Chị M.T (47 tuổi), bán gà sống tại chợ Trương Định cho hay: "Để an toàn, không mua phải gà tẩm hóa chất tạo màu, tốt nhất nên mua gà sống rồi về làm hoặc nhờ người bán làm tại chỗ.

Nên chọn những con gà trông khoẻ mạnh, lông óng mượt, mào đỏ tươi, chân vàng, hậu môn không bị ướt, chân nhỏ và thẳng. Không nên mua những con gà có mào tím tái, mắt lờ đờ, trông ủ rũ, hay vẩy mỏ, sờ vào diều thấy căng, da nổi nhiều vết sần, hậu môn to. Bởi đó là những con gà ốm hoặc gà nuôi quá nhiều cám tăng trọng". nguồn>>>

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét